Với việc bán Kindle Fire với mức giá chưa đến một nửa so với đối thủ Apple iPad, rõ ràng Amazon đang theo đuổi chiến lược: mất tiền cho phần cứng nhưng bù lại ở doanh thu hàng hóa "ăn theo".
TIN LIÊN QUAN
Bạn mỏi mắt kiếm tìm một sát thủ iPad trên thị trường mà bất lực? Bất chấp những lời quảng cáo đao to búa lớn, tất cả các hãng như Samsung, Acer, Sony, RIM và HP đều đã thất bại tuyệt đối khi so đấu với iPad.
Phải chờ đến khi Giám đốc điều hành Jeff Bezos của Amazon xuất hiện trên sân khấu để công bố Kindle Fire, người ta mới dám "liều mạng" nghĩ rằng, cuối cùng thì sát thủ ấy đã lộ diện. Bezos sẽ tiêu diệt iPad bằng cách nào? Không phải bằng chất lượng mà là bằng... giá rẻ. Ông buộc Apple phải cạnh tranh với mình về giá thay vì về tính năng, một điểm mạnh không thể chối cãi của Quả táo.
Khi nói đến tính năng, rõ ràng là Kindle Fire khá lép vế khi không có camera, mic, kết nối 3G, dung lượng bộ nhớ trong chỉ có 8GB và dù nó cài đặt Android, nhưng Amazon đã cố ý tùy biến giao diện để người dùng không thể tải ứng dụng từ Android Market về máy.
Đó là bởi vì hơn ai hết, Bezos hiểu rõ tính năng không phải là vấn đề đáng bận tâm nhất, với hầu hết người dùng. Chính những thứ họ bán để "lấp đầy" chiếc máy tính bảng, nội dung, linh hồn bên trong của con máy mới là chìa khóa. Và ai đang sở hữu hệ thống gian hàng trực tuyến tốt nhất thế giới? Thành thật xin lỗi các fans của Apple, nhưng chính Amazon mới là câu trả lời. Bạn có nhiều thứ để mua hơn với ít thủ tục và quy định hơn hẳn, từ hàng hóa vật lý cho đến nội dung số (phim, nhạc, sách và mới đây nhất là ứng dụng di động). Suy cho cùng, dân Mỹ ai lại không có một tài khoản Amazon để mua hàng trực tuyến?
Vì thế, Bezos đặt cược lớn rằng hãng của ông sẽ nhanh chóng bù lỗ được phần cứng của chiếc máy tính bảng, bằng cách bán nhạc số, phim, game, sách điện tử, tạp chí, dịch vụ đám mây... cho người dùng. Đấy là nguyên nhân vì sao Bezos lại gọi Kindle Fire là "một dịch vụ" chứ không phải một chiếc máy tính bảng.
Ý tưởng lấy dịch vụ bù phần cứng chẳng phải là quá cách tân hay lỗi lạc gì. Đó chính là mô hình kinh doanh của nhiều mạng viễn thông trên thế giới, của máy in, của dao cạo, của truyền hình cáp - Một mô hình kinh doanh thực sự hiệu quả.
Giới phân tích cho rằng, chỉ có 2 hãng có thể cạnh tranh được với nhau trên một mặt trận kiểu "hệ sinh thái phần cứng/phần mềm/dịch vụ" thế này: và cả hai đều có tên bắt đầu bằng chữ A: Apple và Amazon.
Trọng Cầm (Theo Infoworld)
TIN LIÊN QUAN
Cha đẻ Amazon được ví như Steve Jobs mới
Giới phân tích hết lời khen ngợi Amazon Kindle Fire
Giá rẻ là đòn lợi hại nhất của tablet Amazon
Amazon định thiêu cháy làng tablet bằng Kindle Fire
Màn giới thiệu Kindle Fire ấn tượng của CEO Amazon
Máy tính bảng Amazon: 5 vũ khí chống iPad
Giới phân tích hết lời khen ngợi Amazon Kindle Fire
Giá rẻ là đòn lợi hại nhất của tablet Amazon
Amazon định thiêu cháy làng tablet bằng Kindle Fire
Màn giới thiệu Kindle Fire ấn tượng của CEO Amazon
Máy tính bảng Amazon: 5 vũ khí chống iPad
Bạn mỏi mắt kiếm tìm một sát thủ iPad trên thị trường mà bất lực? Bất chấp những lời quảng cáo đao to búa lớn, tất cả các hãng như Samsung, Acer, Sony, RIM và HP đều đã thất bại tuyệt đối khi so đấu với iPad.
Phải chờ đến khi Giám đốc điều hành Jeff Bezos của Amazon xuất hiện trên sân khấu để công bố Kindle Fire, người ta mới dám "liều mạng" nghĩ rằng, cuối cùng thì sát thủ ấy đã lộ diện. Bezos sẽ tiêu diệt iPad bằng cách nào? Không phải bằng chất lượng mà là bằng... giá rẻ. Ông buộc Apple phải cạnh tranh với mình về giá thay vì về tính năng, một điểm mạnh không thể chối cãi của Quả táo.
Khi nói đến tính năng, rõ ràng là Kindle Fire khá lép vế khi không có camera, mic, kết nối 3G, dung lượng bộ nhớ trong chỉ có 8GB và dù nó cài đặt Android, nhưng Amazon đã cố ý tùy biến giao diện để người dùng không thể tải ứng dụng từ Android Market về máy.
Đó là bởi vì hơn ai hết, Bezos hiểu rõ tính năng không phải là vấn đề đáng bận tâm nhất, với hầu hết người dùng. Chính những thứ họ bán để "lấp đầy" chiếc máy tính bảng, nội dung, linh hồn bên trong của con máy mới là chìa khóa. Và ai đang sở hữu hệ thống gian hàng trực tuyến tốt nhất thế giới? Thành thật xin lỗi các fans của Apple, nhưng chính Amazon mới là câu trả lời. Bạn có nhiều thứ để mua hơn với ít thủ tục và quy định hơn hẳn, từ hàng hóa vật lý cho đến nội dung số (phim, nhạc, sách và mới đây nhất là ứng dụng di động). Suy cho cùng, dân Mỹ ai lại không có một tài khoản Amazon để mua hàng trực tuyến?
Vì thế, Bezos đặt cược lớn rằng hãng của ông sẽ nhanh chóng bù lỗ được phần cứng của chiếc máy tính bảng, bằng cách bán nhạc số, phim, game, sách điện tử, tạp chí, dịch vụ đám mây... cho người dùng. Đấy là nguyên nhân vì sao Bezos lại gọi Kindle Fire là "một dịch vụ" chứ không phải một chiếc máy tính bảng.
Ý tưởng lấy dịch vụ bù phần cứng chẳng phải là quá cách tân hay lỗi lạc gì. Đó chính là mô hình kinh doanh của nhiều mạng viễn thông trên thế giới, của máy in, của dao cạo, của truyền hình cáp - Một mô hình kinh doanh thực sự hiệu quả.
Giới phân tích cho rằng, chỉ có 2 hãng có thể cạnh tranh được với nhau trên một mặt trận kiểu "hệ sinh thái phần cứng/phần mềm/dịch vụ" thế này: và cả hai đều có tên bắt đầu bằng chữ A: Apple và Amazon.
Trọng Cầm (Theo Infoworld)