Chính vì những lý do này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn yêu cầu luật CNTT cần được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý tốt hơn cho doanh nghiệp CNTT.

Sáng ngày 23/11, tại Hà Nội đã diễn ra buổi tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT. Luật công nghệ thông tin được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/6/2006. Đây là văn bản pháp lý cao nhất trong việc thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT.

Những thành quả to lớn của Luật CNTT

Trải qua hơn 10 năm thực hiện, ngành CNTT Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn, thực sự trở thành ngành hạ tầng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Hệ thống tổ chức quản lý, thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT ở các cấp trên toàn quốc đã từng bước được xây dựng và kiện toàn. Môi trường pháp lý cho ứng dụng và phát triển CNTT ngày càng hoàn thiện. Nhiều nghị định thông tư và các văn bản hướng dẫn được ban hành.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng chia sẻ về những thành quả sau 10 năm thi hành Luật CNTT. Ảnh: Trọng Đạt

Hạ tầng CNTT đã cơ bản đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT cho cơ quan nhà nước và xã hội. Ứng dụng CNTT đã được đẩy mạnh, gắn kết chặt chẽ với thúc đẩy cải cách hành chính, từng bước hỗ trợ xây dựng chính phủ điện tử, phục vụ ngày càng tốt hơn người dân và doanh nghiệp.

Đến nay, tất cả các Bộ, ngành địa phương đều đã có trang thông tin điện tử, cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, góp phần giảm thời gian, chi phí thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch, hiệu quả.

Trong lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội với hàng chục triệu hồ sơ được xử lý trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Nhiều địa phương đã thực hiện tốt công tác xây dựng và triển khai thúc đẩy CNTT và xây dựng chính quyền điện tử địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Lâm Đồng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc…

Việc trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước đã trở thành phổ biến, góp phần tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí nhận, gửi văn bản hành chính. Theo báo cáo chỉ số phát triển chính phủ điện tử năm 2016 của Liên hợp quốc, Việt Nam xếp thứ 89/193 nước, tăng 10 bậc so với năm 2014.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng chia sẻ nhiều ý kiến về việc phát triển ngành CNTT ở Việt Nam. 

Công nghiệp CNTT, đặc biệt là Công nghiệp phần cứng điện tử, công nghiệp phần mềm và nội dung số duy trì mức độ tăng trưởng cao, bình quân gần 30%/năm, đóng góp tỷ lệ quan trọng cho tăng trưởng GDP đất nước.

Một số khu Công nghiệp CNTT tập trung đã được hình thành. Tổng doanh thu lĩnh vực CNTT năm 2016 ước đạt 67,7 tỷ USD. Nhân lực CNTT phát triển nhanh cả về chất lượng và số lượng.

Sau hơn 10 năm, mức độ phổ cập CNTT có nhiều thay đổi ấn tượng. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet tại Việt Nam đã đạt hơn 52%, vượt mức bình quân của thế giới. CNTT được phổ cập tại hầu hết các trường PTTH và gần 80% các trưởng ĐH-CĐ trên toàn quốc. Nhân lực làm việc trong ngành CNTT hướng tới cột mốc 1 triệu lao động.

Từng bước hoàn thiện Luật CNTT, đã tốt cần phải tốt hơn nữa

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ rằng: “Nhìn chung về kinh tế phát triển theo đầu người, Việt Nam xếp ngoài mức 100, là nước thu nhập trung bình thấp của thế giới. Theo đánh gía quốc tế, các mặt về CNTT ở Việt Nam được đánh giá khá hơn, xếp hạng ở mức 80.”

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng ta nên đặt kết quả đánh giá Luật CNTT trên cơ sở sự phát triển của ngành CNTT để có cái nhìn toàn diện. CNTT là nền tảng của nền tảng. Nếu ứng dụng tốt CNTT, nó sẽ tạo nền tảng cho các ngành khác. 

Trước vấn đề này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết: “Bộ TT&TT nhận thức được cơ hội to lớn của các xu thế công nghệ mới như Internet vạn vật, thành phố thông minh, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cho Việt Nam. Các xu thế này sẽ mang đến những tiềm năng phát triển đột phá, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT”

{keywords}
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn yêu cầu phải sớm hoàn thiện luật CNTT, tạo điều kiện thông thoáng cho sự phát triển. Ảnh: Trọng Đạt

Để nắm bắt được cơ hội này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chỉ đạo các đơn vị của Bộ TT&TT cần chủ động nghiên cứu về định hướng phát triển công nghệ. Từ đó đưa ra các chính sách QLNN phù hợp xu thế phát triển chung trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về CNTT-TT. Trước mắt, việc hoàn thiện Luật CNTT tập trung vào hai lĩnh vực là ứng dụng CNTT, phát triển công nghiệp CNTT và dịch vụ CNTT.

Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, công tác tuyên truyền cần cải tiến, đa dạng hoá phương thức. Phải tận dụng đuợc thời cơ từ xu thế của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, phải tạo đột phá trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Đây là yếu tố quyết định để giúp Việt Nam nắm bắt và vươn lên theo kịp xu hướng mới. Tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao. Kỹ năng số phải là kỹ năng cơ bản cho nguồn nhân lực trong thời gian tới.

Trọng Đạt

CNTT thành ngành công nghiệp tỷ USD sau 10 năm triển khai Luật CNTT

CNTT thành ngành công nghiệp tỷ USD sau 10 năm triển khai Luật CNTT

Đây chỉ là một trong số những kết quả đáng ghi nhận sau 10 năm Luật CNTT được triển khai ở Việt Nam.

20 năm Internet Việt Nam: Những kịch tính giờ mới kể

20 năm Internet Việt Nam: Những kịch tính giờ mới kể

“Ông Phạm Gia Khiêm gọi điện hỏi: ông có hiểu Internet là thế nào không? Tôi phải thú thật, mới được nhận nhiệm vụ nên cũng chưa hiểu lắm."

Diện mạo tỷ USD của Internet Việt Nam sau 10 năm nữa

Diện mạo tỷ USD của Internet Việt Nam sau 10 năm nữa

Cùng với hàng không, viễn thông và Internet Việt Nam được đánh giá là lĩnh vực tiệm cận gần nhất với mức độ phát triển của thế giới.

Chặng đường mới cho Internet VN: Dùng thông tin để giải toả thông tin

Chặng đường mới cho Internet VN: Dùng thông tin để giải toả thông tin

Ông Mai Liêm Trực, một trong 10 nhân vật có ảnh hưởng nhất tới Internet Việt Nam khuyến nghị, hãy dùng thông tin để giải toả thông tin khi sự bùng nổ của Internet phát sinh những mặt trái.

“Đặc khu ảo” có chắp cánh cho các doanh nghiệp Internet Việt Nam?

“Đặc khu ảo” có chắp cánh cho các doanh nghiệp Internet Việt Nam?

Khái niệm “đặc khu ảo" vừa được kiến nghị nhằm tháo gỡ rào cản cho sự phát triển của các doanh nghiệp Internet.