Mọi dự án Thành phố thông minh nên tính đến sáu bước cơ bản dưới đây mặc dù mỗi thành phố có đặc điểm riêng về văn hoá, kinh tế, chính trị, lãnh thổ và môi trường khác nhau.

{keywords}

Hiện nay, rất nhiều thành phố trên thế giới đang thực hiện các giải pháp thông minh có dịch vụ tốt hơn cho công dân của họ, làm cho Thành phố trở nên hấp dẫn hơn đối với doanh nghiệp, khách du lịch và cuối cùng là một nơi tốt hơn để sinh sống, làm việc, học tập và thăm quan.

Khi chúng ta nghĩ đến một dự án Thành phố thông minh như một quá trình dài hạn, bạn nên nhớ rằng điểm xuất phát phải được tiến hành một cách cẩn thận. Các dự án thành công bắt đầu từ những khu vực tạo ra tác động với sự đầu tư tương đối nhỏ về cả nguồn lực, thời gian và dẫn tới những lợi ích chính cho người dân. Mặc dù mỗi thành phố có đặc điểm riêng về văn hoá, kinh tế, chính trị, lãnh thổ và môi trường khác nhau nhưng một kế hoạch cho một Thành phố thông minh chỉ thành công nếu nó lập chu kỳ dự án rõ ràng, tức là lập kế hoạch, triển khai và kết thúc.

Nhìn chung, mọi dự án Thành phố thông minh nên tính đến sáu bước để mang lại một kết quả mong đợi.

{keywords}

Con đường hướng tới Thành phố thông minh.

Bước 1: Thành lập nhóm quản lý, điều hành

Mỗi dự án Thành phố thông minh yêu cầu các nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn xa, có thẩm quyền để tiến hành chuyển tiếp, tập hợp các đối tác, bộ phận. Sự lãnh đạo này phải có khả năng tạo ra và bảo vệtầm nhìn về tương lai, làm cho chính quyền thành phố quản lý hiệu quả và cùng nỗ lực để thực hiện nó. Tuy nhiên, một tầm nhìn phải kèm theo một đội ngũ cho việc vận hành, xử lý những vấn đề cụ thể. Do đó, ngoài lãnh đạo, một Thành phố thông minh cần có một đội ngũ cán bộ được điều phối bởi một người quản lý chuyên trách cho nhiệm vụ, sử dụng tầm nhìn của lãnh đạo như một lộ trình của dự án.

Người quản lý phải am hiểu đầy đủ về tất cả các kết nối giữa các thành phần khác nhau và đảm bảo rằng tất cả đều có chung một mục tiêu. Do đó, đội ngũ cán bộ là động lực dự án, đảm bảo tiến độ theo hướng mong đợi, nhóm này nên bao gồm đại diện của từng lĩnh vực, với kiến thức kỹ thuật và kỹ năng quản lý đầy đủ để đưa ra quyết định chiến lược và hoạt động. Nhóm nên được thiết lập cẩn thận với các chuyên gia có kiến thứctrong việc phát triển dự án.

Bước 2: Chuẩn đoán các thách thức của Thành phố

Thành công của bất kỳ Thành phố thông minh nào phụ thuộc vào sự hiểu biết chắc chắn về những thách thức của nó, nghĩa là đòi hỏi phải có chẩn đoán đầy đủ các vấn đề (hiện tại và tương lai) và khả năng thực tế của chính quyền để giải quyết chúng. Nói cách khác, biết được những hạn chế của thành phố và sự phức tạp của các dự án được phát triển là rất quan trọng.

Lưu ý rằng việc chuẩn đoán các thách thức của một thành phố là một quá trình gia tăng bao gồm một vài bước nhỏ. Bước đầu tiên là xác định những thách thức đô thị cấp bách nhất và đồng thời có cơ hội can thiệp của chính quyền để vượt qua chúng dưới tầm hợp nhất và đa ngành; Thứ hai, ngoài việc chẩn đoán những thách thức hiện có trong thành phố, cần tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng cơ sở hạ tầng công nghệ sẵn có ở thành phố và trong các cơ sở công cộng cung cấp dịch vụ,đánh giá này bao gồm các khía cạnh kết nối (tốc độ, các tùy chọn công nghệ có sẵn cho truyền thông dữ liệu băng thông rộng), hệ thống và thiết bị. Hơn nữa, cần hiểu rõ các khía cạnh luật pháp liên quan đến hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và các nhà cung cấp CNTT, đây có thể là một nguồn tri thức có giá trị, thông qua trao đổi kinh nghiệm, giúp tiết kiệm nguồn lực, khi tiến hành hợp tác; Thứ ba, điều quan trọng là phải thực hiện một chẩn đoán sâu và trung thực về năng lực bộ máy tổ chức, và đặc biệt là về trình độ nguồn nhân lực. Điều này sẽ giúp giải quyết những hạn chế có thể xảy ra ngay khi bắt đầu quá trình; Cuối cùng, phải nhớ: một chẩn đoán không thể được thực hiện mà không có sự tham gia của các bên liên quan (cán bộ, công dân và doanh nghiệp). Một cách hay là tổ chức các cuộc tham khảo trực tuyến  hoặc trực tiếplấy ý kiến người dân để xác định các vấn đề và đề xuất những gợi ý khác để giải quyết chúng.

Bước 3: Thiết kế một giải pháp toàn diện với tầm nhìn đa dạng

Một khi sự chẩn đoán toàn diện về những thách thức và tiềm năng của thành phố đã được thực hiện, một kế hoạch của Thành phố thông minh với các giải pháp đa ngành, ước lượng rõ ràng về chi phí và lợi ích cần được chuẩn bị. Nhiều thành phố gặp khó khăn trong các dự án vì thiếu sự rõ ràng về những lợi ích mà sáng kiến có thể cung cấp. Vì vậy, các vấn đề công nghệ, các khía cạnh tổ chức và các khung pháp lý của họ cần phải được xem xét.

Kế hoạch này cũng nên được xây dựng với trọng tâm là hội nhập của công nghệ và hệ thống quản lý. Việc các cơ quan quản lý tại các thành phố truyền thống làm việc mang tính độc lập, dẫn đến sự trùng lắp trong việc thực hiện dự án cũng như chi phí cao hơn,Thành phố thông minh đòi hỏi phải suy nghĩ theo cách hợp tác về các yếu tố cấu thành chúng. Một điểm quan trọng khác là xác định các giải pháp thay thế về công nghệ. ICT đang phát triển với tốc độ nhanh và ít nhà lãnh đạo chính quyền hiểu được tất cả các cơ hội và giải pháp kỹ thuật số cho phép họ xác định chính xác các giá trị, hoặc thậm chí các lựa chọn đúng đắn, cần thiết để đảm bảo rằng các khoản đầu tư đầu tiên sẽ là cơ sở chính xác cho việc cải tiến các giải pháp được thông qua. Kiến thức về cơ sở hạ tầng công nghệ hiện tại của thành phố - kết nối, thiết bị, con người và khả năng nâng cấp lên các công nghệ mới hơn, hiệu quả hơn cũng là một nhân tố quan trọng trong việc đàm phán với các nhà cung cấp. Theo nghĩa này, vai trò của cả nhóm đa ngành và người quản lý dự án là rất quan trọng.

Cuối cùng, cần xác định nguồn vốn để thực hiện và duy trì các hành động đã được lên kế hoạch. Rào cản lớn nhất đối với Thành phố Thông minh là sự bền vững về tài chính của các dự án. Nguồn thu ngân sách giảm, làm cho chi phí của các giải pháp ngày càng khó khăn để được duy trì. Một kế hoạch tốt của các giai đoạn dự án cho phép dự báo nhu cầu huy động về vốn trong những giai đoạn kế tiếp, có thể được tạo ra từ các nguồn khác nhau và có sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư.

(còn tiếp)

ThS. Nguyễn Huy Thịnh

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh