Giống như Việt Nam và một số nước ở khu vực châu Á, phong tục ăn thịt chó đã có lâu đời trong cuộc sống của người dân Hàn Quốc. Đến nay vẫn được lưu truyền là trở thành một nét ẩm thực của người dân xứ Kim Chi.
>> Toàn cảnh cuộc tranh cãi nảy lửa về ăn thịt chó
Thịt chó - một phần ẩm thực xứ Hàn
Giống như Việt Nam và một số nước ở khu vực châu Á, người dân xứ Kim Chi cũng rất ưa chuộng món thịt chó.
Phong tục ăn thịt chó ở Hàn Quốc có từ lâu, được lưu truyền tới ngày nay và được coi như một phần của nét văn hóa ẩm thực của người Hàn Quốc. Ở đất nước này, thịt chó thường được chế biến thành các món nướng, món súp hay món hầm. Đặc biệt, món canh thịt chó cay “Gaejang-guk” cùng hương vị của hành lá và ớt bột được thực khách Hàn Quốc rất ưa thích. Ngoài ra, thịt chó còn được biết đến với món thịt chó luộc, thịt chó hấp tỏi tây, món ăn bổ dưỡng với các loại thảo mộc, gừng, hạt dẻ và táo tàu.
Thịt chó được ưa chuộng bởi những lợi ích cho sức khỏe như làm tăng khả năng chịu đựng, giảm tiết mồ hôi trong những ngày hè nóng bức, tăng nhiệt giúp làm ấm người chống lại cái lạnh giá vào mùa đông, chữa một số bệnh, đặc biệt với đàn ông châu Á thịt chó có tác dụng làm cơ thể cường tráng.
Với những lợi ích đó, người dân Hàn Quốc đã biến thói quen này thành một ngày hội ăn thịt chó với tên gọi “Bok-nal”. Vào ngày này, họ ăn thịt chó nhiều hơn để chống nóng. Trong những ngày bình thường người Hàn Quốc không thường xuyên ăn thịt chó vì giá cả khá đắt. Theo các thực khách cho biết, một bữa ăn thịt chó dành cho 4 khẩu phần ăn phải tốn ít nhất 1.000 USD.
Hơn thế, nắm bắt được nhu cầu của người dân, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất thịt chó trên quy mô công nghiệp lớn. Trung bình mỗi năm, họ thực hiện giết mổ khoảng 2,5 triệu con chó, phục vụ 20000 nhà hàng trên khắp cả nước, và thu về khoảng 2 tỉ đô la. Cũng theo ước tính cho thấy, 100000 tấn thịt chó được tiêu thụ hằng năm, trong đó có khoảng 93600 tấn được dùng để sản xuất loại thuốc bổ sức khỏe gọi là “gaeoju”.
Phong trào phản đối thịt chó ở Hàn Quốc
Nhiều năm gần đây, giới trẻ Hàn Quốc bắt đầu lên tiếng phản đối truyền thống ăn thịt chó, đặc biệt ngày hội ăn thịt chó “Bok-nal” vào ngày hè oi nóng.
|
Một nhóm bạn trẻ Hàn Quốc trong phong trào chống lại hành vi ăn thịt chó. |
Trước đó, tập tục ăn thịt chó của người Hàn Quốc cũng bị khách nước ngoài phê phán tại thế vận hội Olympic năm 1988 và Worldcup 2002 diễn ra ở thủ đô Seoul.
|
Hóa trang và cầm theo biển hiệu chống lại việc ăn thịt chó ở Hàn Quốc. |
Cả bên ủng hộ và bên chống đối việc ăn thịt chó đều có những lý lẽ riêng. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người Hàn Quốc tham gia phong trào chống lại một ngành công nghiệp mà họ cảm thấy thiếu nhân đạo: ngành công nghiệp thịt chó.
|
Hai chú chó được đeo khẩu hiệu “Xin đừng ăn tôi”. |
Các nhóm hoạt động như nhóm Bảo vệ quyền tồn tại của động vật trên trái đất(CARE), hay nhóm Người Hàn Quốc ủng hộ các quyền của động vật (KARA) đang làm việc không mệt mỏi để ngăn chặn tiêu thụ thịt chó. Mục tiêu của họ không chỉ nâng cao nhận thức giữa công dân Hàn Quốc trong việc lạm dụng và ngược đãi những con chó bị giết thịt mà còn để cho dư luận thế giới thấy rằng không phải tất cả người Hàn Quốc đều ăn thịt chó.
Gần đây, ca sĩ nổi tiếng, Sumi Jo, đã ủng hộ 134.000 USD để xây dựng Trung tâm giáo dục bảo vệ động vật đầu tiên của Hàn Quốc. Cô cho rằng đây là việc làm cần thiết để trẻ em xây dựng ý thức bảo vệ động vật, hiểu được những giá trị của cuộc sống.
Một nhóm tình nguyện hóa trang để ngăn chặn hành vi ăn thịt chó. |
Bà Seung Rae, giám đốc một hãng phim và trưởng nhóm Người Hàn Quốc ủng hộ các quyền của động vật (KARA), sắp cho ra mắt bộ phim nhựa “Fly, Penguin”. Bộ phim được sản xuất bởi Ủy ban quốc gia về nhân quyền và hãng phim Omnibus. Một khía cạnh trong nội dung phim bàn bề vấn đề ăn thịt chó và phong trào ngăn chặn việc ăn thịt chó ở Hàn Quốc. Cùng với những bạn trẻ Hàn Quốc, bà cũng đã tham gia chiến dịch chống tiêu thụ thịt chó vào ngày nóng nhất ở thủ đô Seoul, và buổi lễ cầu nguyện Phật giáo dành cho những con chó bị giết thịt trong ngày này.
Ngày 7 tháng 8 là ngày nóng nhất ở Hàn Quốc và cũng là ngày người dân nước này ăn thịt chó nhiều nhất. Nhưng năm ngoái, cũng vào ngày này, các nhà hoạt động vì quyền lợi của động vật đã biểu tình ở nhiều địa điểm trên thế giới, trong đó có đại sứ quán của Hàn Quốc tại Anh và Mỹ, bằng cách chui vào các lồng kim loại.
Trước đây, vào năm 2009, một chiến dịch tầm cỡ quốc tế đã được phát động trên trang web www.uniteddog.com với 10 ngôn ngữ nhằm tạo ra sức ép cho ngành công nghiệp thịt chó đang rất phát triển ở Hàn Quốc.
Từ khi nhận được sự chú ý của các hãng truyền thông quốc tế, về mặt cơ bản, ngành công nghiệp thịt chó Hàn Quốc vẫn chưa có nhiều thay đổi. Món thịt chó vẫn còn sức hút với người dân nước này. Giá trị truyền thống luôn quan trọng đối với tất cả các nền văn hóa, song ở đâu đó vẫn còn có những khoảng trống cho sự thay đổi vì sự hiểu biết của con người về thế giới sẽ luôn được cải thiện, bởi vậy những người yêu loại động vật thông minh này vẫn có thể hi vọng về những thay đổi tích cực hơn trong thời gian tới.
Mai Phương - Nguyễn Lộc (Tổng hợp)