Theo các chuyên gia, ngoài các phương pháp truyền thống như phẫu trị, xạ trị và hóa trị, liệu pháp xâm nhập cục bộ hay điều trị sinh học là những phương pháp ít xâm lấn, đem lại hiệu quả cao cho bệnh nhân ung thư.

TIN LIÊN QUAN:
Ca bệnh ung thư tăng nhanh, trẻ hóa

Điều trị miễn dịch sinh học, tăng sức đề kháng

Một trong những phương pháp được áp dụng để hỗ trợ điều trị ung thư là điều trị miễn dịch sinh học. Đây là phương pháp thâm nhập vào cơ thể bệnh nhân để đưa vào loại tế bào miễn dịch có tính kháng ung thư, trực tiếp sát thương tế bào ung thư hoặc kích thích các tế bào có tính kháng ung thư phản ứng lại. Phương pháp này đã khởi xướng vào đầu những năm của thập niên 70, được ứng dụng rộng rãi tại các quốc gia phát triển thuộc Âu Mỹ.

GS. Bành Hiểu Xích - Chủ nhiệm khoa Ung bướu (BV Ung Bướu Hiện đại Quảng Châu - Trung Quốc) cho biết, điều trị miễn dịch sinh học có thể hiệu quả đối với tất cả các chứng bệnh ung thư, không làm tổn thương những tế bào lành.

Bệnh nhân đã qua điều trị miễn dịch sinh học, sức miễn dịch của cơ thể tăng lên rõ rệt. Ưu điểm chính của phương pháp này là dùng các tế bào miễn dịch của cơ thể để điều trị ung thư, hiệu quả cao, không gây ra tác dụng phụ. Đối với ung thư máu phương pháp này cũng đem lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, Giáo sư Bành Hiểu Xích cũng lưu ý, điều trị miễn dịch sinh học không phù hợp với trường hợp bệnh nhân ung thư sau khi cấy ghép khí quản một thời gian dài, sử dụng thuốc ức chế sinh học hoặc đang dùng thuốc ức chế sinh học tự thân…

{keywords}
Bệnh nhân ung thư tại BV Ung bướu hiện đại Quảng Châu đang được điều trị.

Tìm diệt tận gốc tế bào sinh ung thư

Ngoài ra, theo các chuyên gia ung bướu, một liệu pháp xâm lấn tối thiểu trong điều trị ung thư còn có thể kể đến là nhắm trúng đích. Phương pháp này sẽ can thiệp vào các thay đổi xáo trộn ở mức độ tế bào như phân tử hoặc gen, nhằm ức chế sự phát triển và tăng trưởng của các tế bào sinh ung. Đây cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ cho ba phương pháp chính là phẫu trị - xạ trị và hóa trị.

Loại thuốc được sử dụng trong liệu pháp trúng đích đều là các thuốc sinh học, hoàn toàn khác với hóa chất dùng trong hóa trị.

“Liệu pháp điều trị xâm nhập cục bộ bao gồm điều trị thâm nhập vào huyết quản và không thâm nhập vào huyết quản. Các phẫu thuật viên chỉ cần rạch một đường dài 1 - 2mm, dưới sự giám sát của các thiết bị theo dõi hiện đại như CTscan, các dụng cụ tinh vi như ống dẫn, dây dẫn đặc chế sẽ đi vào trong cơ thể, ngoài việc chẩn đoán tình trạng bệnh, đồng thời cô lập khối u mà ít gây hại cho các mô lành. Phương pháp này gần như không cần phẫu thuật lớn, vết thương nhỏ, hồi phục nhanh chóng, hiệu quả cao. Bên cạnh đó, bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp thâm nhập cục bộ, sẽ không xuất hiện các hiện tượng nghiêm trọng như phản ứng tác dụng phụ với độc tố, vì thuốc điều trị có thể chuẩn xác tìm tế bào ung thư bên trong, diệt tận gốc ung thư.”, GS Xích giải thích.

{keywords}
Các chuyên gia ung bướu đang hội chẩn tình trạng bệnh nhân.

Hiện nay, BV Ung bướu hiện đại Quảng Châu là một trong những BV tại Trung Quốc áp dụng phương pháp này, trung bình điều trị cho khoảng 1.200 ca bệnh ung thư/năm.

Trước khi điều trị, bệnh nhân cần phải được kiểm tra toàn diện sức khỏe, làm sinh thiết và các xét nghiệm cần thiết. Thời gian thực hiện liệu pháp cho mỗi ca kéo dài khoảng 30 phút (cụ thể dựa trên bệnh tình của bệnh nhân).

Kỹ thuật thâm nhập cục bộ sử dụng gây tê cục bộ, vết thương nhỏ, người bệnh thông thường trong quá trình điều trị vẫn giữ được ý thức tỉnh táo, do đó sau khi chất gây tê mất tác dụng người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng trở lại.

Tuy nhiên, những ung thư ở vị trí như khoang rỗng, đầy hơi không phù hợp với phương pháp này.

{keywords}
Bệnh nhân được chăm sóc tại BV.

Tại Việt Nam, các liệu pháp trúng đích hiện nay được áp dụng chủ yếu trên các bệnh nhân bị ung thư gan và ung thư thận giai đoạn cuối. Mặc dù liệu pháp trúng đích không giúp trị lành ung thư, nhưng có khả năng ngăn chặn tiến triển bệnh và làm cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tốt hơn.

Thùy Lan