Chồng em luôn cài mật mã khiến em không thể mở điện thoại để xem tin nhắn. Khi em tra hỏi và nằng nặc đòi gỡ mật mã, chồng đã bực tức ném điện thoại vào tường đến bể nát.

Hành động này càng khiến em nghi ngờ chồng muốn giấu bí mật nên phi tang vật chứng. Hạnh Dung nghĩ, em sẽ còn gặp nhiều bất lợi với thói quen dồn người đàn ông vào chân tường. Nhiều khả năng chồng em ném điện thoại chỉ để phản đối việc em can thiệp vào “thế giới riêng” của anh ấy. Đàn ông dễ nổi đóa trong tình thế căng thẳng. Thực ra, nếu có âm thầm hò hẹn, chủ máy cũng dễ dàng xóa sạch tin nhắn, nhật ký điện thoại. Đừng cố kiểm soát những chi tiết nhỏ nhặt, hãy hoàn thiện bản thân, gia tăng sức hút để mãi nắm giữ mật mã trái tim chồng!  (Thùy Nhiên (30 tuổi)

{keywords}

● Nguyễn Thị L. O. (29 tuổi, Q.12): Em vừa nhận được bức thư của mẹ Huy bày tỏ quan điểm dứt khoát bà không chấp nhận em, bà chỉ có một con dâu là vợ chính thức của Huy. Em đưa bức thư, Huy chỉ đọc chứ không giải quyết. Huy yêu em bằng tình yêu ích kỷ, ngay cả chuyện em giao du với bên ngoài mà còn ngăn cấm thì chẳng thể nào vì em. Em biết rõ dù thế nào Huy cũng không bỏ vợ con, thì còn chờ gì mà không rẽ lối?

● Cẩm Tiên (40 tuổi): Nặng nợ gia đình, em để tuổi thanh xuân trôi đi nhưng không bao giờ là quá muộn trên con đường đi tìm hạnh phúc. Em cảm mến một anh quen biết qua nhịp cầu bè bạn trên báo nhưng sau vài lần nói chuyện, anh ta “lặng im”; gọi điện thoại không bắt máy, nhắn tin không trả lời. Em chẳng cần phải dùng số điện thoại khác để anh nghe máy. Giao tiếp miễn cưỡng thì cũng không đem lại kết quả gì. Em có thể nhắn tin, viết thư thổ lộ nỗi lòng, suy nghĩ của mình và phát tín hiệu cho anh ta biết đây là “giao dịch” cuối cùng của em trong lúc chờ anh ta hồi âm. Nếu anh ta vẫn phớt lờ thì em đã có đáp án: anh không có tình cảm với em.

(Theo PNO)