Đã ngoài 70 tuổi nhưng ông Nguyễn Đặng Vinh (Bắc Giang) không chịu ở nhà chăm sóc con cháu mà còn nhăng nhít với bồ trẻ. Khi bị con phát hiện, ông viết đơn từ con cái vì cái tội “dám bắt quả tang tao đi với bồ”.

 

{keywords}

"Trâu già" ham gái góa

Mồ côi cha mẹ từ nạn đói năm 1945, bà Bùi Thị H. (quê Tứ Kỳ, Hải Dương) sống không nơi nương tựa. Bà lang thang khắp nơi để kiếm sống. Tuổi thơ dữ dội và khó khăn đưa đôi chân của bà lên đến miền đất Lục Nam, Bắc Giang. Thương bà mồ côi, ngoan ngoãn nên một gia đình nhận bà làm con nuôi. Năm 21 tuổi, bà được gia đình bố mẹ nuôi gả cho ông Nguyễn Đặng Vinh làm vợ.

Người đàn bà bất hạnh về làm vợ một ông chồng ham chơi, lười làm. Ông Vinh nổi tiếng là người đàn ông trăng hoa. Từ ngày lấy chồng, sinh con, bà H. luôn sống trong cảnh bị chồng đánh. Thậm chí, bà còn bị ông đuổi ra khỏi nhà nhiều lần vì cái tội “dám ghen ông với người khác”.

Khi con cái đã lớn đi xây dựng gia đình, bà và ông Vinh sống cùng với người con trai út. Người con dâu út của bà cũng chạnh chọe với mẹ chồng vì cái tội “bà không chịu bế cháu mải đi làm ruộng của bà”.

Bà H. đã già nhưng một mình vẫn cấy mấy sào ruộng để lấy thóc. Hàng ngày, bà tự đi cuốc, tự đi cấy. Ông Vinh tuy còn khỏe nhưng không bao giờ giúp bà những việc này. Tuổi già không có lương, hoàn cảnh của con cái khó khăn nên bà cũng chẳng mong con nuôi được mình. Vậy mà, việc bà lam làm ngoài đồng cũng khiến con trai và con dâu khó chịu.

Ông Vinh nghiện rượu, bữa nào ông cũng phải có 2,3 cốc rượu vào bụng mới yên chuyện. Khi say, ông lại chửi bà chửi vì cái tội già nua, xấu xí.

{keywords} 

Đôi chân đầy vết thương của bà H. Nguồn NNBY

Khi bà H. bị bệnh tim. Bà phải lên viện nằm điều trị. Những ngày ở viện bà cũng chỉ có một mình. Người chồng già của bà luôn miệng chửi “bệnh thì chết chứ làm gì có tiền mua thuốc chữa. Ông còn tuyên bố rằng nếu bà chết thì ông sẽ lấy được gái trẻ làm vợ”.

Thi thoảng, hai cô con gái của bà thương mẹ nên lên thăm qua qua rồi về chứ chẳng ai ở nuôi bà bữa nào. Bà có sổ bảo hiểm cho người nghèo nên các con bà cho rằng việc chữa bệnh của bà đã có xã hội lo.

Ngôi nhà lụp xụp, liêu xiêu của ông bà cứ mỗi khi trời mưa lại dột khắp nơi. Bà muốn bán một ít đất để lấy tiền sửa nhà nhưng tính toán của người mẹ già này không lại với con cái. Biết mẹ già có ý định bán đất, cậu con trai út và con dâu kiên quyết đòi chia đất với bố mẹ.

Còn ông Vinh lúc nào cũng ăn mặc bảnh bao đi tìm “của lạ”. Ông có thú vui tằng tịu với những người phụ nữ góa chồng ở trong xã. Nếu bà có nói động đến chuyện này, nhắc khéo chồng vì sợ ảnh hưởng đến con cháu thì ông lại chửi “bà không chiều được tôi, tôi đi ngủ với người khác”.

Căn bệnh gái gú của ông Vinh đã ăn vào máu của ông. Bà H. không dám lên tiếng than phiền với chồng. Các con của bà ai cũng lo chuyện gia đình nên cũng chẳng quan tâm tới vợ chồng già đang làm gì. Ở cái tuổi 70, lẽ ra ông phải chăm sóc cháu nội ngoại thì ông dành thời gian cho việc trai gái. Người trong làng thường nói đùa “sát thủ của những bà góa”.

Chồng già nghiện cặp với gái làng chơi

Mấy năm nay, ở khu phố dưới chợ xuất hiện vài quán café đèn mờ. Ông Vinh rất nghiện ra vào những quán café này đến nỗi ông cho rằng việc vào quán café là đương của giới mày râu. Café đâu không thấy chỉ có mấy cô gái ăn mặc quần cáo ngắn cũn cỡn ra vào quán. Khách của quán là những người đàn ông trẻ, chỉ có riêng ông Vinh là khách đặc biệt ở tuổi “thập cổ lai hy”.

Không có tiền đi café, ông Vinh về bắt bà H. phải đưa tiền. Nếu không đưa tiền cho ông, ông sẽ chửi cả nhà bố mẹ nuôi của bà. Thậm chí, ông không ngần ngại xuống chân tay với bà. Có lúc, thấy vợ đang mải mê chạy thóc trời mưa, ông không giúp mà bắt bà phải đưa tiền. Bà H. không còn tiền thì ông đẩy bà ngã dúi dụi xuống sân thóc. Bà H. đi ra đồng làm, ông ở nhà gọi lái buôn đến bán hết thóc vừa thua hoạch còn ẩm với giá rẻ.

Người con trai trưởng của bà H. từ miền nam ra thăm mẹ. Thấy hoàn cảnh của bà H. thương tâm nên anh con trưởng ép ông Vinh phải ở nhà. Gần 1 tháng, ông Vinh ở nhà vì nể mặt thằng con ở xa không ra quán tìm bồ trẻ. Ngứa ngáy chân tay, ông lăng mạ vợ và thường xuyên đánh bà vì bà làm ông khổ. Có hôm, ông dùng cán chổi quất vào chân bà vì cái tội “mách con trai trưởng ông có bồ”.

Hậm hực chuyện con cái, ông Vinh quay sang hành hạ vợ cho bõ tức. Những lúc con cái đi vắng, ông không đi ra quán café mà ở nhà vừa uống rượu vừa chửi bà. Sức khỏe của bà ngày càng suy kiệt hơn vì chứng bệnh. Ruộng đồng bà giao lại cho con dâu út. Khi thấy bà vợ già không thể cấy cày được nữa ông Vinh tính chuyện hai vợ chồng già ăn riêng. Hàng ngày, ông không nấu cơm mà chạy ra chỗ tình nhân trẻ để ăn.

Mỗi khi tức chuyện ở quán café về, ông cầm dao dọa giết vợ “mày vừa già, vừa xấu tao cho mày chết đi”. Những lúc đó, bà H. chỉ còn biết lau nước mắt: “Đau đớn lắm nhưng biết làm thế nào. Không vì các con, các cháu thì tôi tìm đến cái chết lâu rồi. Già rồi cũng chẳng được yên thân. Người ta bảo tôi có hậu về sau nhưng chờ mãi chỉ toàn thấy bất hạnh” – bà H. khóc nức.

Tiền nợ ngân hàng xã hội đến hạn trả, số tiền lên đến chục triệu đồng nên con cái bà chẳng ai có để cho bà cả. Bà bàn tính với chồng cắt bớt đất bán để trả ngân hàng không già rồi còn bị bêu rếu lên loa phóng thanh vì nợ tiền thì xấu hổ con cháu. Ông không chịu và còn cho rằng bà H. muốn bán đất ôm tiền theo con vào Nam. Ông bày mưu đuổi bà ra khỏi nhà.

Bà H. không nơi tá túc, bà đến nhà con gái ở tạm. Nhà con gái bà chật và đông con nên bà ở cũng chẳng tiện. Bà nghe mọi người nói lên Hà Nội tìm việc làm như bế con giúp hay làm những việc gia đình có thể kiếm tiền về trả nợ. Bà bỏ nhà con gái lên Hà Nội xin việc làm thêm.

Những ngày ở Hà Nội bà lang thang khắp nơi. Đêm bà ngủ ở chợ, ban ngày bà đi làng thang xin làm người giúp việc. Đôi chân sưng phù với chứng bệnh tim của người già nên bà H. không tìm được việc. Đến đâu, người ta cũng sợ bà đã già không làm được việc mà còn phải nuôi thêm bà.

Vậy là, bà H, cứ lang thang ở Hà Nội. Những đêm mưa rét bệnh của bà lại hành hạ khiến bà khó thở, chân tay sưng phù. Những vết thương chồng đánh bầm tím trên đôi chân của bà vẫn chưa thể liền. Có người mách bà tìm đến trung tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ ở Bệnh viện Đức Giang, bà đã tìm đến đó và được các tư vấn viên hỗ trợ đưa bà sang với Ngôi nhà Bình Yên.

Khi đến với trung tâm, bà H. rơi vào trạng thái hoảng sợ, lo lắng. Lúc nào bà cũng sợ phải quay về ngôi nhà xưa với người chồng vũ phu và trăng hoa. Những ngày lang thang, vạ vật ở Hà Nội khiến tâm lý bà không ổn định. Bà khóc nhiều quá đến nỗi đôi mắt cũng mờ dần, đôi chân run run. Trong giấc ngủ chập chờn của mình bà vẫn hoảng hốt “tôi không muốn…”.

Sau một thời gian điều trị tâm lý tại Ngôi nhà Bình Yên, bà H. đã dần bình phục tâm lý và bà nhận được sự hỗ trợ của trung tâm. Tại đây, các chuyên gia tư vấn đã lên “kế hoạch bảo vệ” bà theo đúng luật bạo hành gia đình.

Theo Infonet