Hai vợ chồng em đều thấp lùn nhưng con trai mới lớp 1 đã cao ngang các anh chị lớp 4, lớp 5.

Vốn có vóc dáng nhỏ bé, “chân ngắn” nên ngay từ khi mang thai, nhiều lần nghe mẹ chồng vô tình than thở “Mẹ nó lùn thế này thì thằng bé chắc cũng không khá lên được” em đã cảm thấy vô cùng chạnh lòng. Tìm hiểu nhiều bài báo về cách giúp con có chiều cao như ý, em mới biết các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, chiều cao của trẻ chỉ có 60% được thừa hưởng gen của bố mẹ, 40% còn lại là do chế độ ăn uống dinh dưỡng và thông qua việc tập thể dục thể thao. Chính vì vậy, em đã rất nỗ lực để cải thiện chiều cao cho Boon ngay từ khi con mới chào đời.

Chồng em cũng không có được chiều cao như ý, vậy nhưng con trai em mới vào lớp một nhưng đi đâu cũng khiến mọi người trầm trồ vì chiều cao vượt trội so với các bạn, có thể đứng ngang bằng các anh chị lớp 4 lớp 5. Nhiều người nói đùa, bảo Boon là con nuôi bố mẹ nhặt được chứ chẳng phải con đẻ, cũng có rất nhiều mẹ hỏi em bí quyết nuôi con, cho con ăn sữa gì mà cao thế. Điều đó khiến em vô cùng tự hào. Thực ra, việc “mẹ lùn nuôi được con cao” không khó. Em chỉ muốn mách các mẹ những kinh nghiệm của bản thân như sau

Sau 10 giờ tối và ban đêm không cho con bú

Khi đã làm mẹ được một thời gian, em rất hay được các chị em mới sinh hỏi nhỏ, rằng “Chị ơi, con em nó không chịu bú đêm. Đêm em gọi con dậy mãi để bé bú nhưng con cứ ngủ”. Em nghĩ, đây cũng là nỗi lo lắng chung của rất nhiều bà mẹ mới sinh vì sợ con đói, con ăn ít không lớn được. Vậy nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Trẻ no mới có thể ngủ say và trẻ ngủ say cũng vẫn đang lớn trong lúc ngủ.

Các yếu tố kích thích sinh trưởng sẽ được tiết ra nhiều nhất khi trẻ đạt được giấc ngủ sâu, thậm chí cao gấp ba lần so với lượng kích thích tố tiết ra vào ban ngày. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, để đi vào giấc ngủ sâu, trẻ sẽ cần 2 tiếng "khởi động". Ví dụ, mẹ cho bé ngủ lúc 10h tối thì đến 12h trẻ mới thực sự đi vào giấc ngủ sâu – giai đoạn các hocmone kích thích sinh trưởng hoạt động mạnh. Chính vì vậy em thường không cho con ăn đêm và chỉ khoảng 10 giờ tối là lên giưởng đi ngủ.

Tuy nhiên, chị em lưu ý chỉ thực hiện quy tắc này khi con đã ngoài 3 tháng. Trong3 tháng đầu người mẹ vẫn nên cho con bú đêm và ăn sữa bất cứ khi nào bé muốn theo nhu cầu của bé. Em chỉ bắt đầu theo quy tắc này từ khi con bắt đầu được 4 tháng tuổi và vẫn kéo dài đến tận bây giờ, khi con đã vào lớp 1.

Dạy con phải dạy đúng tư thế

{keywords}

Ngay từ khi tập đi cũng cần chú ý tới dáng đi của con. (Hình minh họa)

Khoa học đã chỉ ra rằng, nếu một đứa trẻ ngồi không đúng cách, đi không đúng kiểu khi mới tập ngồi, tập đi sẽ có tác động xấu đến quá trình tăng trưởng, gây ra bất thường trong phát triển xương. Em có biết đến khái niệm tấm tăng trưởng – những tấm nền tảng cho sự phát triển chiều cao của trẻ và hay có ở dầu xương trẻ em. Trong giai đoạn tăng trưởng, các tấm tăng trưởng này ở trại thái mở. Nếu những tấm tăng trưởng này đóng lại, quá trình tăng chiều cao của trẻ cũng sẽ dần dần chấm dứt. Để tránh những tư thế không đúng ảnh hưởng đến tâm tăng trưởng, em luôn cẩn thận quan sát tư thế ngồi, đi, đứng của Boon để điều chỉnh chính xác và tạo thói quen cho con.

Hạn chế cho con ngồi xổm

Tư thế ngồi xổm trên sàn nhà hay mặt đất có thể cản trở sự lưu thông máu, lâu dần nếu trẻ quen sẽ khiên xương bé cong ra phía ngoài. Tư thế ngồi tốt nhất cho trẻ luôn là để chân thẳng song song. Chính vì vậy, em khuyến khích con làm gì cũng nên kiếm một chiếc ghế, nếu là ghế có lưng tựa lại càng tốt vì nó giúp giữ cho cột sống trẻ được thẳng.

Tránh cho con mặc quần áo, đi tất quá chật

Đối với trẻ sơ sinh, quần áo quá chật cũng sẽ ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu. Đặc biệt những loại tất quá chật, buộc dây hoặc chun bó khít mắt cá chân sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ lưu thông máu ở chân, không có lợi cho em bé phát triển chiều cao. Các mẹ nên lưu ý chọn cho con những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Đó cũng là mẹo tăng chiều cao em học được của cô bạn người Hàn Quốc.

Không cho con uống quá nhiều nước có ga

{keywords}

Thay vì nước có ga, mẹ nên chọn nước cam, chanh... (Hình minh họa)

Uống nước ngọt có ga nhiều cũng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Hai vấn đề tưởng như vô lý và không liên quan nhưng thực ra lại có tác động không ngờ. Bọt khí trong nước uống có ga chứa chất hóa học “ăn mòn” canxi của xương, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của bé. Con có thể bị lùn hơn so với ngưỡng chiều cao mà bé có thể đạt được nếu như mẹ cho bé uống nước có ga quá nhiều. Đó là những thông tin em được biết.

Các chuyên gia y tế vẫn hay khuyên các bà mẹ nên tìm giải pháp thay thế loại đồ uống này. Chính vì vậy em thường cho con uống nước chanh, hay cam... đây là loại thức uống rất tốt cho thể chất và tinh thần của bé, lại chứa nhiều vitamin C, D, A – tốt cho quá trình chuyển hóa, hỗ trợ hấp thu canxi cho cơ thể.

Bổ sung vitamin D cho con ngay từ nhỏ

Vitamin D không khiến con cao, vậy nhưng nó lại có tác dụng giúp cơ thể trẻ hấp thụ tối đa lượng canxi nạp vào. Từ khi con mới sơ sinh, song song với việc tắm, em vẫn luôn cho con uống bổ sung vitamin D hàng ngày cho đến 18 tháng. Hiện nay, trên thị trường có hai loại vitamin D bổ sung cho trẻ là dạng nước và dạng viên. Đối với dạng nước, một ngày bé thường uống từ 1-3 giọt còn đối với dạng viên thì là 1 viên/ngày. Mẹ có thể tùy ý chọn loại vitamin D bổ sung phù hợp cho bé. Tuy nhiên, trước khi cho con uống, mẹ cũng nên lưu ý những điều sau: Vitamin D bổ sung sẽ được uống liên tục trong vòng 18 tháng hay uống 1 tháng nghỉ 1 tuần trong 18 tháng là tùy thuộc chỉ định của từng loại thuốc. Một số loại vitamin D đường uống khi uống trong thời gian dài có thể gây chán ăn ở trẻ, do vậy mẹ nên cân nhắc tham khảo ý kiến của bác sĩ và chỉ định của thuốc để tìm được loại thuốc và liều lượng phù hợp cho con.

(Theo Khám phá)