Các nhà tâm lý chỉ ra rằng việc dùng đòn roi và các hình thức trừng phạt thân thể khác không làm thay đổi hành vi của trẻ một cách tốt hơn.
Có nhiều bằng chứng cho thấy việc đánh đập hoặc trừng phạt trẻ về mặt thân thể không cải thiện hành vi của chúng mà thậm chí còn làm sự việc tồi tệ thêm. Nhiều nhà tâm lý học hành vi cho rằng, thay vì việc đánh đòn hay la hét, cha mẹ có thể sử dụng khả năng dự đoán để thay đổi hành vi của đứa trẻ theo hướng tốt hơn.
ảnh minh họa |
Cuộc phỏng vấn dưới đây với TS Tâm lý Alan Kazdin, Giám đốc Trung tâm Nuôi dạy con ĐH Yale sẽ làm sáng tỏ thêm về luận điểm này.
- Tại sao cha mẹ thường sử dụng "kỷ luật sắt"?
Có ba lý do, Kazdins nói. "Bộ não con người có xu hướng nhận những điều tiêu cực trong môi trường. Vì thế, một cách tự nhiên, các bậc cha mẹ sẽ chú ý hơn đến hành vi xấu của đứa trẻ hơn là những điều tốt đẹp. Thứ hai, có bằng chứng ngày càng tăng rằng não bộ bị kích thích khi xem hoặc tham gia các hành vi hung hăng, có thể coi đó là một động lực của việc bạo hành.
Thứ ba là nguyên nhân văn hóa hoặc tôn giáo. Nhiều nền văn hóa mà con người quan niệm rằng "yêu là cho roi vọt". Dùng bạo lực là một cách thể hiện trách nhiệm của cha mẹ. ("Thật ngu ngốc khi nghĩ như vậy" - Kazdin bình luận)
- Ông đã từng làm việc với nhiều gia đình mà tình hình bạo lực đã đi quá xa. Tại sao nhiều cha mẹ lại sử dụng đòn roi quá nhiều như vậy?
Tôi chứng kiến có nhiều cha mẹ lạm dụng việc bạo hành mọi nơi, mọi lúc nhưng đứa trẻ không thay đổi hành vi của chúng. Cha mẹ chúng lại nghĩ: "Chắc mày cần biện pháp mạnh hơn thế nên tao sẽ đánh hoặc bạt tai mày". Thật không may, đứa trẻ lại càng "lỳ đòn"
- Vậy làm thế nào để ngăn chặn việc này?
Khi bạn đang chết đuối, bạn không thể dạy người khác bơi. Chúng tôi không tranh luận, không giải thích, không rao giảng, thậm chí không nói với họ về khoa học. Đó là kiểu nói chuyện không tạo ra sự thay đổi
Thay vào đó, Kazdin giúp các bậc cha mẹ thực hành những gì họ sẽ nói với con mình, với những từ ngữ được chọn lựa cẩn thận để nhận lại sự phản ứng cụ thể. Mục đích là dạy cho trẻ những cách phản ứng khác nhau mà không có vấn đề hành vi ở đây.
Ảnh minh họa |
- Những từ quan trọng đó là gì?
Biết được điều gì xảy ra trước khi có những hành vi bạo lực với trẻ là điều rất quan trọng. Biết được điều này sẽ ngăn chặn cha mẹ có hành vi sai với con. Cha mẹ sau một ngày làm việc đầy căng thẳng trở về nhà, họ muốn có sự tuân thủ của đứa trẻ. Nhưng cái giọng nói như "ra lệnh" hoặc "chỉ trích" mà họ sử dụng sau một ngày mệt mỏi sẽ khiến đứa trẻ chống lại ước muốn của họ. Chúng không tuân thủ.
Tốt nhất khi bạn yêu cầu con làm một điều gì đó, bạn nên thêm cụm từ "xin vui lòng", ba từ này chắc chắn sẽ thay đổi giọng điệu của bạn. Ví dụ "Con có thể vui lòng làm việc này, việc kia.. không?"
- Nhưng nếu một đứa trẻ thực sự có hành vi không tốt, bố mẹ nên phạt chúng như thế nào?
Cha mẹ thường nghĩ phải trừng phạt đứa trẻ khi chúng gây hậu quả, nhưng qua nhiều thập kỷ nghiên cứu về tâm lý học hành vi tôi cho rằng, việc kịp thời ca ngợi những hành vi tốt của đứa trẻ có tác dụng cải tạo hành vi hơn là sử dụng những hình phạt. Trừng phạt cần phải ngắn gọn, đơn giản và sử dụng một cách tiết kiệm.
Làm thế nào để một đứa trẻ tự nguyện làm việc nhà, dọn phòng, có ý thức học tập, hay chăm chỉ tập đàn, vẽ... mà cha mẹ không phải nhắc nhở, quát mắng, chửi bới, đe dọa? Sự thay đổi không diễn ra trong một ngay, mà phải là một quá trình. Tuy nhiên, những thay đổi nhỏ có thể tạo khác biệt lớn.
Ví dụ, bạn có thể nói với con mình: "Chúng ta sẽ cùng nhau chơi đàn vài phút con nhé". Rồi bạn nói thêm: "Nhìn này, tự con có thể chơi đàn trong một phút rồi, con đã làm được điều mà mẹ tưởng chỉ có người lớn mới làm được". Sau đó: "Con có thể dạy mẹ những gì con học được không?". Bạn thử làm điều này liên tục trong vài ngày rồi bạn có thể hài hước tán thưởng: "Con có phải là con không? Mẹ không nghĩ con chơi đàn tiến bộ như vậy". Bạn đừng đặt áp lực cho con trong lúc học đàn, hãy coi đó là niềm vui. Con bạn có thể nghỉ không học một ngày trong tuần nếu cháu muốn điều đó.
Bảo Châu (Theo NPR)