"Cuộc sống quá khổ, tôi nói dối chồng sang nhà đứa cháu bên Đài Loan tìm việc, nhưng thực ra là đi Thái Lan đẻ thuê, nếu trót lọt sẽ được hơn 100 triệu. Chờ hơn 1 tháng mà chưa mang bầu thì bị cảnh sát phát hiện", cô gái tên Trân ở huyện Tân Hiệp, (Kiên Giang) trở về từ đường dây đẻ thuê tâm sự.

Trước đây, tại quê nhà Trân có 2 con trên 10 tuổi, gia đình quanh năm làm thuê làm mướn vì không có đất sản xuất.

Bảy năm trước chồng chị lên Hà Tiên thuê đất làm ruộng trong vùng nước mặn, phèn chua. Đến khi lúa trổ đòng thì gặp tai ương nên chồng Trân quay về quê với món nợ hơn 100 triệu đồng.

Thương 2 con nhỏ dại phải chịu cảnh rau cháo qua ngày, Trân lên TP.HCM giúp việc nhà rồi có người nói sang Thái Lan đẻ thuê trót lọt sẽ được hơn 100 triệu nên quyết định bay sang xứ người mà không hề do dự.

{keywords}
Nhiều thiếu phụ miền tây chấp nhận sang Thái Lan đẻ thuê với giá 5.000 USD. Ảnh minh hoạ

"Cuộc sống quá khổ, tôi nói dối chồng sang nhà đứa cháu bên Đài Loan tìm việc, nhưng thực ra là đi Thái Lan đẻ thuê. Chờ hơn 1 tháng mà chưa mang bầu thì bị cảnh sát phát hiện", Trân kể.

Trở về quê với 2 bàn tay trắng, chồng Trân cứ tưởng cuộc sống nghèo khó khiến vợ tìm vui duyên mới. Sau đó anh nhận ra sự việc sau lời thú thật của Trân là muốn kiếm tiền trả nợ cho chồng nên chị đã liều sang Thái Lan đẻ thuê.

Rất giận vợ, nhưng nghĩ lại chồng Trân thương chị nhiều hơn. Người đàn ông gần 40 tuổi khuyên vợ bỏ chuyện không vui, cố gắng chí thú làm ăn bằng nghề ấp vịt giống để tích cóp trả nợ, nuôi 2 con ăn học.

Tại một tỉnh ở Bạc Liêu, cô gái Thạch Thị Phượng liên tục ghé các công ty, xí nghiệp để xin việc nhưng nơi nào cũng từ chối vì trình độ chỉ lớp 2, không có tay nghề.

Hỏi ra mới biết, cô gái 22 tuổi này từng là một trong hơn chục người được nhà chức trách giải cứu ra khỏi đường dây đẻ thuê ở Thái Lan hơn 3 năm trước.

Sau khi giao trả đứa con từ hợp đồng mang thai hộ cho cơ quan chức năng để giúp cháu được đoàn tụ gia đình tại Đài Loan, Phượng quay về miền Tây vài tháng rồi được bạn bè giới thiệu sang Nga làm thuê.

Những ngày tháng ở Nga công việc chính của cô là mang quần áo ra chợ cho ông bà chủ, phụ bán hàng, đóng gói khi có yêu cầu.

Hai tháng trước, căn nhà trọ của cha mẹ Phượng đón cô với thanh niên 24 tuổi người Nga. Sau khi cả hai làm giấy đăng ký kết hôn, Phượng theo chồng về Nga nhưng bị nhà chức trách giữ lại 3 ngày rồi trục xuất về Việt Nam vì hết hạn thị thực.

{keywords}
Căn nhà nơi chị em Phượng sinh sống từ nhỏ đã đóng cửa 3 năm từ ngày bán. Ảnh Zing.vn

"Chồng tôi nói đang học đại học nhưng mấy hôm nay điện hỏi mới biết anh ấy đã nghỉ đi làm thuê kiếm tiền. Cha làm bảo vệ lương trên 3 triệu đồng chỉ đủ đóng tiền nhà, lo cho em gái tôi học lớp 6 và nuôi đứa cháu. Mẹ bị bệnh tim cần tiền chữa trị nhưng tôi xin việc khắp nơi mà không ai nhận", Phượng chia sẻ và cho biết cưới nhau trên 3 năm trở lên chính quyền sở tại mới cho phép chồng bảo lãnh sang Nga, nhưng cơ hội rất mong manh.

Không riêng gì Phượng mà tỉnh Bạc Liêu còn có 7 cô gái từng sang Thái Lan đẻ thuê với mong muốn kiếm được 5.000 USD sau mỗi lần vượt cạn để trang trải cuộc sống. Trong đó 3 người cùng ở huyện Giá Rai, 3 người huyện Đông Hải và 1 ở thị trấn Hộ Phòng (Giá Rai).

(Tên các nhân vật đã được thay đổi)

Hạnh Thuý (th)