- Một thời gian dài chạy chữa bằng phương pháp dân gian, ông Chín Chạy đã khỏi bệnh. Thành quả này, ai cũng phải ghi nhận nếu không có tình thương yêu vô bờ của vợ ông chắc chắn ông không qua khỏi . . .
Sống được là nhờ vợ
Ông Chín Chạy cũng thừa nhận với chúng tôi như thế. Ông nói, trong vụ việc của tôi, không có bàn tay chăm sóc của vợ không biết giờ này tôi thế nào. Có những đêm dài lăn lộn trong đau đớn hay những đêm thức trắng bên cạnh tôi lúc nào cũng có bà. Bà theo tôi như hình với bóng.
Trong suốt 14 tháng trời tối đến tôi nằm trên giường vợ tôi nằm dưới đất, sát bên. Những lúc mỏi mệt, bà ngồi bên tôi xoa tay bóp chân. Chỉ cần một tiếng ho, tiếng rên nhỏ của tôi cũng đủ làm cho bà thức giấc. Chính vì vậy, nhiều lúc phải cắn răng chịu đựng. Tôi nghĩ mình đau bịnh như thế này làm khổ vợ con quá.
|
Ông Chín Chạy bùi
ngùi nhìn dãy ông táo nơi vợ ông đã từng chế biến cóc và nấu nước lá cho
ông. |
Nghĩ thì nghĩ vậy chứ không thể không cần đến sự chăm sóc của vợ. Bụng tôi chướng to lên đến nỗi không ngồi được vì cấn bụng. Mỗi lần cần đi vệ sinh phải có người dìu. Vào đến bồn cầu không thể ngồi được nên cuối cùng phải chọn giải pháp giải quyết tại chỗ. Bà thu dọn hết tất cả mà không hề bày tỏ một thái độ khó chịu nào.
Ông Chín kể đến đây thì dừng lại. Ông chớp mắt với tay lấy vội chiếc khăn giấy. Dường như ông đang xúc động . . .
"Thương lắm anh ơi", ông Chín nói tiếp. Suốt một thời gian dài như vậy bà xã tôi không nề nà bất cứ một gian khổ nào miễn làm sao tôi có thể vơi bớt những cơn đau . . .
Suốt ngày quanh quẩn bên tôi không khi nào bà vắng quá một giờ. Không trên nhà thì dưới bếp. Những con cóc đen đúa xù xì được bà lột da, làm sạch. Sau khi lấy mật, bà bỏ trứng và bao tử rồi đem nấu. Khi đã được rồi bà cho vào máy xay sinh tố quay nhuyễn.
Những muỗng bột cóc được bà đút vào tận miệng. Được vài tháng một hôm bà nói với tôi chuyện uống lá đu đủ. Tôi không tin lắm vì nghĩ căn bệnh của mình bác sĩ đã chê, giờ có chữa cũng chỉ là cầu may chắc gì đã hết bịnh nên tôi không tỏ ra mặn mà. Tuy nhiên tôi cũng không từ chối trước thiện chí của vợ.
Vậy là hàng ngày bà lặn lội đi vào từng nhà trong thị trấn Mỏ Cày này để tìm xin lá đu đủ khô. Rồi cũng chính bàn tay bà phơi lá đem nấu với sả bưng đến bên giường bệnh cho tôi từng tô nước.
Mấy chục năm sống với nhau với 3 mặt con, tình nghĩa vợ chồng ngày càng nồng ấm. Bà chăm sóc cho tôi bằng tất cả tình thương yêu của người vợ. Nếu không có bà chắc tôi không sống được đến hôm nay . . .
Tôi nghe ông kể và hình dung sự việc tôi rất ngưỡng mộ người phụ nữ này. Rất tiếc tôi không được gặp vì bà vắng nhà. Chỉ biết mừng cho ông bà, đến cuối cuộc đời trải qua biết bao cay đắng ngọt bùi vẫn còn đậm nghĩa phu thê .
Chưa có nghiên cứu khoa học
Sức khỏe ông Chín Chạy đã hồi phục. Hàng ngày, ông chăm sóc đàn heo rừng vài chục con trong vườn nhà - vốn là công việc mưu sinh của ông. Ông cho chúng tôi biết, hiện nay mỗi ngày ông phải trả lời hàng trăm cuộc gọi của nhiều người trên cả nước hỏi về việc trị bệnh của ông.
|
Ông Chín Chạy và
đàn heo rừng nuôi sống gia đình ông. |
Ông nói : Tôi không phải thầy thuốc nên không thể bày vẽ cho ai cách trị bệnh. Họ hỏi tôi chỉ thật tình kể lại bệnh trạng của minh cùng cách mình tự chữa. Thế thôi. Ngoài ra ai muốn nghĩ sao thì nghĩ. Họ cũng có nhờ tôi làm bột cóc nhưng không thể vì cóc ở Mỏ Cày rất ít phải mua ở nơi khác mới có.
Tôi có hỏi ông, có ai báo cho ông biết đã chữa khỏi bệnh nhờ vào phương pháp của ông không ? Ông cười vui và mở điện thoại cho tôi xem: "Đây là số điện thoại của người báo hết bệnh nè". Tôi nhìn vào. Trên màn hình hiện lên chữ "hết bịnh" và số điện thoại gọi đến. Tôi thắc mắc ông giải thích : "hôm ấy tôi nhận cuộc gọi được người này báo cho biết đã khỏi bệnh nhờ theo phương pháp của tôi và cám ơn tôi. Tôi cũng chỉ trả lời vài câu xã giao rồi thôi quên cả hỏi tên và chỗ ở. Anh có muốn xác minh thì cứ lấy số mà hỏi".
Lần theo số này, chúng tôi được biết người gọi là anh Lê Sĩ Giang (34 tuổi) làm công nhân ở Bình Dương. Anh Giang kể lại: "cuối năm ngoái, mẹ tôi ở Thanh Hóa bị ung thư gan. Tây y cho về vì không thuốc chữa. Mấy anh em tôi tìm kiếm trên mạng, trên báo xem có phương pháp nào có thể chữa được hay không thì bất ngờ biết đến trường hợp của bác Chín Chạy.
Thế là chúng tôi tìm đến Mỏ Cày và được bác Chín chỉ dẫn tận tình. Nhờ vậy mà mẹ tôi khỏi bệnh. Chúng tôi cũng đã đưa mẹ đến bệnh viện để siêu âm, xét nghiệm, chụp CT. v. .v. . . và kết quả cho biết không còn dấu hiệu ung thư. Mừng quá tôi gọi điện báo cho bác Chín biết".
Bác sĩ Võ Phi Long, bác sĩ điều trị khoa ngoại bệnh viện đa khoa khu vực Cù Lao Minh xác nhận ông Chín Chạy đã không còn bệnh. Qua xét nghiệm, siêu âm tại bệnh viện Cù Lao Minh đã chứng minh điều đó.
Bác sĩ Long nói: "phương pháp của ông Chín Chạy tự chữa ung thư gan không phải là phương pháp chính thống của tây y nên tôi không cổ suý cho cách điều trị này.
Hiện chưa có một nghiên cứu khoa học nào để xác định phương pháp chữa trị như ông Chín Chạy là đúng.
Tuy nhiên, qua theo dõi được biết khi ông Chín từ BV Chợ Rẫy về tình trạng sức khỏe có thể nói không còn sống quá 1 tháng. Vậy mà sau một thời gian, qua kiểm tra kết quả rất bất ngờ, ông Chín đã hoàn toàn bình phục.
Tây y đã bó tay trước ung thư di căn. Hiện tượng ông Chín Chạy và nhiều trường hợp khác thoát khỏi lưỡi hái tử thần có lẽ ngành y cũng cần có những nghiên cứu khoa học để tìm ra một giải pháp giúp người bệnh kéo dài sự sống.
Trần Chánh Nghĩa