TIN BÀI KHÁC
Tậu nhà lầu xe hơi từ bán bánh chuối, gom đồng nát
Người đàn bà một con bị người tình truy sát
Chuyện đời người đàn ông 30 năm lấy vỉa hè làm nhà
Tự sự nữ sinh từng là người yêu bí mật của thầy
Ông già nuốt quả đắng nuôi hộ con "thằng" khác
Nếm thử biệt dược phòng the 'đâu sẽ có đó'
Người đàn bà một con bị người tình truy sát
Chuyện đời người đàn ông 30 năm lấy vỉa hè làm nhà
Tự sự nữ sinh từng là người yêu bí mật của thầy
Ông già nuốt quả đắng nuôi hộ con "thằng" khác
Nếm thử biệt dược phòng the 'đâu sẽ có đó'
Kết quả thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại 13 tỉnh, thành bị bội chi hoặc có nguy cơ bội chi quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (2009 - 2011), ngành đã thu hồi hoặc không chấp nhận thanh toán cho các cơ sở y tế vi phạm hơn 58 tỷ đồng. Tuy nhiên, rất có thể con số này mới chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”.
Ông Nguyễn Tá Tỉnh, Phó Trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH VN) trong quá trình đi kiểm tra cũng “tá hỏa” vì khả năng chỉ định các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao tại BVĐK Bình Định. Nhiều khi, nửa đêm bệnh nhân cũng bị nhân viên y tế đánh thức để yêu cầu đi chụp MRI. Có nhiều sản phụ khi đã "mẹ tròn con vuông", xuất viện ra về vẫn bị bác sĩ gọi lại để chụp RMI vì nếu như không chụp, nhỡ ra sản phụ bị băng huyết bác sĩ... không chịu trách nhiệm. Nghe bác sĩ nói vậy nhiều sản phụ đành làm theo mặc dù rất xót tiền.
Do vậy trong quá trình kiểm tra, đoàn thanh tra phát hiện phần chi phí từ các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định chiếm tới 49% trong cơ cấu chi phí khám, điều trị ngoại trú và chiếm gần 29% trong chi phí điều trị nội trú. Trong khi đó, các tỷ lệ này của cả nước chỉ ở mức 10-12%, ông Tỉnh cho biết.
Tiếp đến, tại khoa Sản, BVĐK tỉnh Vĩnh Long, BHXH phát hiện có 45 ca đẻ thường nhưng lại được chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng Klamentin, dùng liên tục trong 16 ngày. Riêng trong quý 1/2009, khoa Sản đã cấp tới 3.975 viên Klamentin với tổng số tiền trên 37,6 triệu đồng cho người bệnh sau khi ra viện.
Tại BVĐK Bình Định, bệnh nhân liên tục bị bác sĩ chỉ định chụp cổng hưởng từ, kể cả sản phụ đẻ thường (Ảnh: Tin tức) |
Tại BVĐK Phú Thọ, Đoàn kiểm tra phát hiện tình trạng cố tình chẩn đoán thật nhiều bệnh trên một bệnh nhân để có lý do triển khai thật nhiều dịch vụ kỹ thuật. Theo đó, thời gian cần thiết để hoàn thành 1 lần siêu âm ổ bụng từ 5 - 7 phút, siêu âm tim khoảng 25 - 30 phút, nhưng tại BV này, số ngày có tổng số lần siêu âm trên 160 lần/máy rất phổ biến.
"Một bệnh nhân vừa siêu âm ổ bụng, vừa siêu âm tim, vừa siêu âm nội soi trong có 5 phút sẽ không thể đảm bảo độ chính xác. Như vậy, rất có thể tim của bệnh nhân không bình thường nhưng vẫn được nhận kết quả siêu âm bình thường. Do đó, khi thấy có dấu hiệu lạm dụng dịch vụ kỹ thuật, chúng tôi phải đấu tranh rất mạnh cả về khía cạnh chuyên môn, chỉ cho bệnh viện những hành vi không hợp lý và yêu cầu họ phải điều chỉnh kịp thời...”, ông Nguyễn Tá Tỉnh khẳng định.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hợp lực, tỉnh Thanh Hóa, năm 2010 có tới hơn 90% bệnh nhân điều trị nội trú được chỉ định truyền đạm…
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, nhiều trường hợp không có chẩn đoán bệnh về gan nhưng vẫn chỉ định sử dụng thuốc Arginin.
Tại BVĐK tỉnh Thái Bình, thống kê số tiền thanh toán BHYT các thủ thuật phục hồi chức năng trong ngày nghỉ lễ quý IV năm 2009 là hơn 63,4 triệu đồng (314 lần); 6 tháng đầu năm 2010 là 71,6 triệu đồng (467 lần). Khoa Phục hồi chức năng có 1 máy thực hiện kéo dãn cột sống cổ, cột sống thắt lưng bị hỏng từ 3/2 - 5/3/2010 nhưng vẫn thống kê là khám chữa bệnh cho 31 trường hợp và yêu cầu quỹ BHYT thanh toán 1,8 triệu đồng.
Tại BCĐK Đoan Hùng (Phú Thọ) chi phí khám chữa bệnh của một Khoa Y học cổ truyền và phục hồi chức năng chiếm tới 50% chi phí khám chữa bệnh của toàn BV. Khoa này chỉ có 22 cán bộ nhân viên nhưng riêng ngày 1/7/2011 đã thống kê, đề nghị thanh toán hơn 1.700 lượt làm thủy châm, xoa bóp bằng tay, kéo giãn cột sống thắt lưng, điện châm....Với số lượng cán bộ, máy móc có hạn mà thực hiện một số lượng thủ thuật phục hồi chức năng nhiều đến thế là rất bất hợp lý.
Còn rất nhiều chiêu mà bệnh viện sử dụng để rút tiền từ bệnh nhân, từ Quỹ bảo hiểm Y tế nhưng theo ông Tỉnh, chỉ ngành BHXH nỗ lực quản lý việc sử dụng quỹ BHYT thôi chưa đủ vì họ chỉ có chức năng kiểm tra chứ chưa có chức năng xử phạt. Để hạn chế tình trạng lạm dụng quỹ BHYT tại các cơ sở y tế, những người làm công tác giám định BHYT đang rất mong mỏi BHXH sẽ được giao thêm chức năng xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHYT. Đồng thời, chính quyền các cấp cũng cần chung tay với cơ quan BHXH, hỗ trợ và tăng cường vai trò quản lý đối với các cơ sở KCB trên địa bàn, chấn chỉnh xử lý kiên quyết các cơ sở KCB để xảy ra sai phạm lạm dụng quỹ BHYT.
Mời độc giả chia sẻ những câu chuyện bị bác sĩ, bệnh viện "móc túi" theo mẫu phản hồi dưới đây hoặc hòm thư doisong@vietnamnet.vn |
LT (tổng hợp theo Tin tức)