Quan điểm của độc giả Kiều Dung về gái bao và sống bám
Yêu vì tiền hay vì tình thực ra chẳng có gì danh giá hơn nhau cả. Yêu đương là sự thỏa thuận của hai bên. Thế nên một người lựa chọn tình hay tiền là quyền và nhu cầu của họ. Sao lại được quyền chỉ trích lựa chọn của người ta?
Sắc đẹp là một tài năng và người ta có quyền khai thác (ảnh minh họa) |
Không phải ai muốn yêu đại gia cũng được. Sắc đẹp cũng là một thứ tài năng và người ta có quyền khai thác nhan sắc của mình để sống cuộc đời sung túc hơn. Giống như vận động viên có quyền quảng cáo cho các hãng để kiếm tiền.
Nếu lên án những người coi trọng tiền hơn các giá trị khác thì phải lên án toàn
bộ giới kinh doanh. Cũng không nên lo chuyện kiếm tiền bằng nhan sắc không bền
bởi sắc đẹp tàn phai rất nhanh. Nhiều ngành nghề khác như là vận động viên cũng
có độ tuổi làm ăn rất ngắn. Sau đó họ phải chuyển sang nghề khác... |
Chúng ta cũng nên học cách tôn trọng sự khác biệt. Mỗi con người đều có những sự lựa chọn khác nhau trong đời, có người thích ngắn hạn, người thích dài hạn, người chỉ cần "tình một đêm". Không cái nào là danh giá hơn cái nào mà chỉ có nhu cầu khác nhau trong xã hội mà thôi. Nói về ăn bám thì tất cả các bà ở nhà nuôi con cho chồng đi làm đều ăn bám. Nhưng ở các nước phát triển người ta không nghĩ như vậy.
Nói lại chuyện người đàn ông đại gia trong bài viết của Trạng Hạ tỏ vẻ coi thường cô bạn tình chứng tỏ ông ta cũng là dạng không ra gì. Ông ấy cần người ta cho bất kỳ mục đích gì thì ông ta phải tôn trọng họ. Đấy mới thực sự là một người lịch lãm. Không nên khuyến khích thái độ đấy. Giả dụ vợ ông ấy có tố chất làm Osin cho chồng, và ông ta suốt ngày tán dương để khuyến khích vợ hoàn thành nhiệm vụ đấy thì cũng không có nghĩa là bà ta danh giá hơn cô "gái bao" kia.
Giá trị đích thực của một con người không thể chỉ dựa trên đánh giá chủ quan của 1 người (đàn ông), nhất là đánh giá đấy thường dựa trên lợi ích ích kỷ của anh ta. Việc đánh giá phải dựa trên giá trị đóng góp với xã hội, trong đó mưu cầu hạnh phúc bằng bất kỳ cách gì cũng là chính đáng miễn không vi phạm pháp luật. Cô "gái bao" đấy cũng góp phần làm đa dạng hóa xã hội và giải phóng phụ nữ.
Ngay cả nếu như có một khảo sát cho thấy đa số đàn ông thích đàn bà làm Osin cho chồng, thì cũng không có nghĩa là đàn bà phải chiều theo chuẩn của đàn ông và sống đúng như vậy.
- Kiều Dung
BẠN NGHĨ GÌ VỀ QUAN ĐIỂM NÀY? MỌI Ý KIẾN XIN GỬI THEO MẪU PHẢN HỒI DƯỚI ĐÂY HOẶC HÒM THƯ DOISONG@VIETNAMNET.VN |