- Để rút ngắn đoạn đường, vào giờ học, giờ đi làm, hàng trăm sinh viên, công nhân liều mạng chui qua rào phân cách băng qua dòng xe cộ dày đặc trên quốc lộ 5.

Là tuyến đường huyết mạch nối Hà Nội – Hải Phòng với lưu lượng xe cộ dày đặc, quốc lộ 5 cũng là một trong những tuyến đường xảy nhiều tai nạn giao thông hàng năm. Khoảng cách giữa những điểm rẽ khá dài (có chỗ từ 1-2km) nên nhiều người dân thường chọn cách chui qua hàng rào phân cách để rút ngắn đoạn đường. Nguy hiểm nhất là vào giờ cao điểm rất nhiều công nhân, học sinh… đi thành từng tốp hàng chục người chui rào băng qua dòng xe cộ dày đặc lưu thông với tốc độ cao.

Hàng ngày vào các giờ cao điểm, hàng trăm lượt học sinh, sinh viên, công nhân… chui rào băng qua quốc lộ 5 đoạn qua xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội.
Sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương thường đi thành từng nhóm hàng chục người, đang chờ cơ hội băng qua đường.
Tốp công nhân Công ty Everon nằm trên địa bàn xã Dương Xá ít nhất 2 lần một ngày mạo hiểm tính mạng trên đường đi làm.
Đây là tuyến đường nhiều ô tô trọng tải lớn, phải luôn chú ý ép sát người vào hàng rào phân cách nếu không muốn trở thành nạn nhân của tai nạn giao thông.
Dù sai luật vẫn giơ ô xin nhường đường.
Một nữ sinh viên xin giấu tên cho biết không lần nào hết cảm giác sợ hãi khi băng qua làn xe phóng với tốc độ cao nhưng vì ngại đi xa nên vẫn phải liều.


Kinh nghiệm khi chui qua hàng rào phải cẩn thận nhìn trước ngó sau nếu không muốn tai nạn xảy ra do dải phân cách rất hẹp.
Một điểm chui rào nằm trên địa phận Văn Lâm, Hưng Yên.
Đây cũng là điểm đi tắt của công nhân khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm.
Xếp hàng chui rào tắt qua quốc lộ 5 đoạn qua Yên Mỹ - Hưng Yên. 
Không chỉ người đi bộ mà xe đạp cũng chui rào chỉ để rút ngắn một đoạn đường.
Số vụ tai nạn giao thông hàng năm trên quốc lộ 5 không nhỏ, nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu từ ý thức của người tham gia giao thông.

Lê Anh Dũng