Tưởng chúng tôi đi xin 'bùa yêu' lại toàn những người đứng tuổi trông rất giống những người đã có vợ con, 'nhà bùa' nói ngay: 'Tôi chỉ giúp cho những cặp trai gái độc thân bén duyên nhau chứ không bao giờ làm bùa chú cho những người bỏ vợ, bỏ chồng đâu'.
TIN BÀI KHÁC:
Chồng phá sản, vợ đòi ly hôn
Đừng đổ lỗi cho người nhập cư biến HN thành 'thùng nước gạo'
Quý ông suýt "hỏng" vì nốc cả vỉ Viagra
Kỳ lạ 3 anh em cụ ông có mái tóc 'đuôi rồng'
Bi hài chuyện cụ ông trốn con đi "giải ngố"
Hầu như dân tộc vùng cao nào cũng có những người làm bùa. Từ Mường, Thái,
Tày, Nùng, Cao Lan, Dao..., mỗi một dân tộc có phương thức làm bùa khác nhau và
thường chia thành 3 đẳng cấp.
"Người tài cao chỉ cần nghe yêu cầu của người nhờ mà chế được lá bùa theo ý
muốn, thậm chí có thể đơn phương giải bùa thì được gọi là 'nhà bùa'. Đẳng cấp
thấp hơn là người biết làm bùa nhưng dừng lại ở việc phải xem xét kỹ lưỡng ở cả
hai phía người cần bùa và bị bỏ bùa có mặt được gọi là 'sán bùa'. Còn đẳng cấp
thấp nhất gồm người chỉ biết cách làm bùa mà không biết cách giải bùa thì nhiều
không kể xiết”, kỳ nhân xứ Mường, 'Thần dòi” Bùi Văn Chê (Cao Phong, Hòa Bình)
cho biết.
Thần bùa Hoàng Tiến Đồng. |
Nhà bùa tài ba của dân tộc Cao Lan
Ông Chê không có tài làm bùa nhưng lại quen biết nhiều những “nhà bùa” khắp các vùng Tây Bắc. Theo lời chỉ dẫn của ông, chúng tôi bắt xe từ Hòa Bình lên Tuyên Quang để tìm họ. Trên xe, chúng tôi gặp một đôi vợ chồng trẻ, chồng người Bình Định 32 tuổi, nước da ngăm đen miền biển; còn cô vợ người Hưng Yên, 19 tuổi xinh gái và trắng trẻo ríu rít, hạnh phúc.
"Ông Đồng biết làm bùa yêu từ năm 30 tuổi và có hàng chục cuốn sách hợp duyên bằng chữ Nho do cha ông để lại. Ông bảo, theo tiếng Cao Lan bùa yêu được gọi là “Pháp linh lợi" (một tên gọi bí ẩn mà chính ông cũng chưa hiểu nghĩa là gì.). Chuyện ông Hoàng Tiến Đồng biết làm bùa yêu không phải là “chuyện lạ” của người Cao Lan ở Tuyên Quang, “Ông ấy không chỉ là một người làm bùa đơn thuần mà còn một nhà bùa lợi hại, nhất là làm bùa yêu. Đôi nào mà ông ấy ra tay tác thành là êm cả. Đến nỗi mọi ngưòi còn gọi ông là “Thần tình yêu” của dân tộc Cao Lan”. Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, một người chuyên nghiên cứu văn hóa dân gian các dân tộc khẳng định. |
Ông Hoàng Tiến Đồng không có ở nhà. Ở nhà chỉ có bà vợ Phạm Thị Cát, trạc 50 tuổi, đang ngồi chẻ lạt đan nôi. “Ông ấy không có nhà. Đi nghe hát sình (một điệu hát truyền thống người Cao Lan) từ chập tối rồi. Để tôi đi gọi”, bà Cát nghỉ tay nói.
Hai vợ chồng trẻ kia ngồi xuống, tay cùng mân mê chiếc nôi đan dở. Người chồng tủm tỉm cười ngó xuống phía bụng vợ. Thoáng đỏ mặt, chị vợ phát mạnh vào lưng chồng cái "bốp" rồi bẽn lẽn nhìn về phía chúng tôi.
Chừng hơn 10 phút sau, ông Đồng về. Ngước nhìn đôi vợ chồng trẻ đứng trên bậc thang nhà sàn, ông Đồng reo lên: “Nguyễn Quang Quyền ở Quy Nhơn phải không?”. Người chồng dắt tay vợ xuống tận chân cầu thang rối rít: “Dạ con Quyền đây!", ông Đồng nhìn sang cô vợ trẻ của Quyền hiểu ngay, cười ha hả: “Cũng xinh đẹp đấy, cưới được mấy tháng rồi?". “Dạ 6 tháng. Tất cả ơn ấy nhờ thầy cả ạ”, chàng trai miền biển thật thà cảm tạ.
Thì ra, vợ chồng anh Quyền bắt xe đò lặn lội từ tận Bình Định ra để cảm ơn ông Đồng đã giúp mai mối, tác thành. “Tác thành một cách kỳ lạ mà không ai dám tin. Chính mình đi cầu thầy Đồng làm giúp mà cũng bán tín bán nghi”, anh Quyền kể. Theo lời Quyền, hai vợ chồng anh có thành đôi lứa tất cả là nhờ lá bùa của thầy Đồng ban cho.
Tháng 5/2011, Quyền từ vùng biển Quy Nhơn ra làm công trình ở Bắc, gặp cô H. xinh đẹp ở đất nhãn lồng Hưng Yên là đem lòng yêu luôn. "Chết cái, gặp em ở đâu là cô ấy tránh mặt. Đem hoa tặng ngày lễ là vứt đi ngay. Càng thế, em càng yêu và quyết lấy bằng được. Nhưng mình chân thành mà không biết làm cách nào để lấy được lòng cô ấy.
May sao, có thằng bạn lên Tuyên Quang làm thợ mỏ về kể trên này có món bùa yêu vô cùng hiệu nghiệm. Nghe nó kể cứ hoang đường thế nào, nhưng vì tình em cũng thử. Nó đưa đến gặp thầy Đồng nhờ giúp. Thầy Đồng nghe em kể chuyện xong, thấy em thật lòng liền ban cho một lá bùa. Dặn cứ thế, cứ thế là ổn. Đi về, em chỉ biết nhất nhất rồi làm theo. Ai dè, sau mấy tháng, nhà em chuyển ghét thành yêu mến, rồi bọn em cưới luôn! Tất cả là nhờ thầy Đồng cả”, anh Quyền hớn hở kể lại.
Sau khi cưới nhau, Quyền cũng kể thật lòng với vợ nhưng vợ không tin. Thế nhưng khi biết chuyện quả là em có bùa thì cũng tặc lưỡi: “Thôi thì duyên số, anh thật lòng thương nên em cũng chẳng trách. Nhưng nhận ơn thì nên trả ơn". Thế là vợ chồng Quyền lặn lội ra Bắc chuyến này.
Nói chuyện với “nhà bùa" Hoàng Tiến Đồng - một người đàn ông nhỏ bé - không ai nghĩ ông có “pháp thuật” ghê gớm. Tưởng chúng tôi đi xin “bùa yêu” lại toàn những ngưòi đứng tuổi trông “rất giống những người đã có vợ con đàng hoàng”, “nhà bùa” nói ngay: “Tôi chỉ giúp cho những cặp trai gái độc thân bén duyên nhau chứ không bao giờ làm bùa chú cho những người bỏ vợ, bỏ chồng đâu”. Đến tận khi nghe chúng tôi biết tiếng ông đến tìm hiểu chuyện thực hư của "bùa yêu”, ông mới mở lời.
Mở một tủ lim có khóa sắt kiên cố, ông Đồng cầm ra một tập sách chữ Nho đã cũ ố vàng: “Tập sách này, cha tôi (ông Hoàng Hữu Tố) đã lựa chọn tôi là người thừa kế. Trước khi mất, cha tôi có dặn: 'Làm gì cũng phải có tâm thì mới có được nhân đức và bền lâu. Kỵ nhất là chuyện hại người, chia rẽ vợ chồng con cái người ta. Làm bùa cho người này cũng phải xem có hại cho người kia không'. Tôi nghe lời dặn rồi theo sách. Cứ thế ngày một ngấm rồi phát triển thêm. Giờ thì cũng lĩnh hội được gần đủ".
Trong hàng chục cuốn sách chữ Nho dùng để làm lễ, làm bùa, ông Đồng đặc biệt coi trọng cuốn “Trung nguyên hợp hôn". Đây cũng chính là cẩm nang để làm bùa yêu của ông. Theo lời "nhà bùa” này, cuốn sách này có thông tin về bản mệnh của tất cả mọi người theo ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Khi có ai đến nhờ ông làm bùa yêu thì ông phải tra xem 2 tuổi người nam, người nữ có hợp mệnh nhau không. Nếu hợp thì ông mới làm, nếu không hợp thì ông từ chối. Nếu hợp thì người đến xin bùa phải chuẩn bị một đôi nhẫn bạc, 2 miếng vải đen, trắng (khoảng 2m2/miếng) và một ít tiền.
Nhẫn bạc được đặt lên bàn thờ rồi mời vị thần Nam đường, bà Mụ, ông Tơ bà Nguyệt xuống xe duyên cho. Bùa yêu được viết bằng chữ Nho và được hóa đi sau buổi lễ. Người xin bùa mang chiếc nhẫn bạc về tặng cho người con gái có tình cảm cùng đeo.
Ông Đồng cho biết thêm: “Nếu họ thành duyên được với nhau thì theo tục lệ, họ phải trả lễ lại cho ông mối một con gà trống thiến, một cái đùi lợn, 12 cái bánh dầy (mỗi cái nặng nửa cân có nhân đỗ xanh) và một con gà mái tơ. Tiền cảm tạ thì ít nhiều không quan trọng nhưng phải là con số 4: 40 nghìn đồng, 400 nghìn đồng, 4 triệu đồng...”.
Hỏi về hiệu quả của bùa yêu, ống Đồng bảo: “Cái đó cũng còn nhiều yếu tố nhưng tôi đã làm bùa yêu là cưới. Nguyên trong thôn Song Lĩnh này, tôi đã làm duyên cho 8 cặp và những đôi này đều sống với nhau êm ấm, hạnh phúc". Chưa gặp được những người kia để kiểm chứng nhưng câu chuyện của đôi vợ chồng đến tạ ơn ông cũng cho chúng tôi tin phần nào.
Bà Trần Thị Tuyết Lan, Phó chủ tịch UBND Lưỡng Vượng, TP Tuyên Quang cũng không thể khẳng định chuyện “nhà bùa” Đồng có những khả năng đó thật hay không. Tuy nhiên, bà Lan nói: “Tôi có biết khả năng của ông Đồng qua nhiều người dân trong xã. Người Cao Lan là dân tộc có nhiều nghi thức tâm linh và bùa độc đáo cần được sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà văn hóa”.
(Theo BĐ&CS)