- Chiều 30 Tết, trong con hẻm nhỏ đường Đặng Dung (phường Tân Định, quận 1, TP.HCM), một thanh niên mặc bộ quần áo màu vàng cam lặng lẽ hốt từng đống rác được dọn sẵn. Con hẻm đã sạch, anh đi đến các nhà gom từng túi rác…

Vui vì giúp đỡ mẹ

Người thanh niên này không phải là công nhân vệ sinh nhưng từ nhiều năm nay, cứ đến những ngày cận Tết bà con khu vực khu phố 2, phường Tân Định thường thấy anh quét hẻm và thu gom rác. Anh làm việc hết sức hăng say và cần mẫn. Tiếp xúc với mọi người anh có nụ cười rất tươi ẩn hiện sau đôi kính trắng.

{keywords}
Phước Thiện với chiếc xe rác phụ mẹ.

Chúng tôi đến bên anh. Anh gật đầu chào. Cây chổi trong tay anh lơi lỏng và câu chuyện được mở ra... Anh nói: "Con là Huỳnh Phước Thiện, sinh viên năm 1, trường ĐH Văn Lang. Con bắt đầu công việc này sau khi thi xong và có kết quả học kỳ. Hàng năm cứ đến Tết là con tham gia phụ với mẹ con. Mẹ con nay đã lớn tuổi, sức khỏe không còn như xưa nên thường bị "đuối" mỗi khi công việc dồn dập như những ngày cận Tết".

Thiện nói tiếp: "Mẹ con là công nhân ngành rác dân lập. Vì là rác dân lập đi gom rác từng nhà mỗi tháng được 20.000 đồng. Nhờ được phụ trách nhiều đường nên số tiền cộng lại cũng đủ mưu sinh. Suốt những ngày cận Tết, mẹ anh đi làm từ 5 giờ sáng đến 22 giờ đêm. Khi về đến nhà, bà đã mệt rã rời, có hôm mẹ muốn xỉu vì công việc quá nặng nhọc vượt qua sức chịu đựng".

{keywords}
Mẹ con cùng chia sẻ gánh nặng.


"Con và em con sinh ra, lớn lên bằng những giọt mồ hôi của mẹ. Hơn 20 năm, mẹ lăn lộn cũng đủ để nuôi anh em con lớn khôn. Mẹ cũng đang cần đến cánh tay của con phụ giúp vào những lúc rác nhiều.

Con không hề mặc cảm trái lại rất tự hào làm công nhân hốt rác phụ mẹ. Thời điểm gần Tết nhiều người sắm sửa, dọn nhà càng có nhiều rác. Được giúp và đỡ đần cho mẹ là con cảm thấy vui rồi", anh nói thêm.

{keywords}
Chàng sinh viên gom rác

"Thiện ơi, đỡ phụ mẹ cái này đi". Thiện xin lỗi tôi rồi chạy đến bên mẹ. Một thùng to đầy rác mẹ Thiện - chị Phượng - đang bê. Thiện nói mẹ để xuống đất rồi hai tay ôm lấy chiếc thùng nâng lên. Khá nặng nhưng cũng không quá sức, Thiện mang đến bỏ vào xe. Chị nhìn con nhoẻn miệng cười... Hai mẹ con lầm lũi lao vào công việc quên cả mệt nhọc.

Nhiều năm không có Tết

Chị Phượng quê ở Huế vào Sài Gòn khi còn rất trẻ. Lúc ấy chị sống bằng nghề may quần áo. Đến khi gặp anh Thắng - chồng chị - chị bỏ nghề may theo nghiệp công nhân vệ sinh, nghề của nhà chồng, cho đến bây giờ.

{keywords}
Thiện luôn dành những bịch rác lớn đỡ đần mẹ.

Công việc của chị là thu gom rác ở các hộ dân ở các tuyến đường thuộc khu phố 2. Mỗi ngày chị rời nhà - cách nơi làm việc khoảng 10km - lúc 9 giờ và về lúc 16 giờ.

Những ngày cận Tết công việc nhiều và nặng nên chị phải đi từ 4 giờ đến 22 giờ mới về. Riêng ngày 30 Tết chị làm đến thời điểm giao thừa. Lượng rác năm nay tăng đột biến. Nếu ngày thường một mình chị chuyển 4 xe/ngày, ngày 30 Tết đến chiều hai mẹ con mỗi người 1 xe đã đi 8 lượt mà vẫn chưa hết. Những lúc như thế sự góp sức của Thiện đã giúp chị vơi đi phần nào mệt nhọc.

Chị Phượng cười nói: "Đã 20 năm rồi, kể từ ngày vào nghề rác gia đình em không có Tết. Anh Thắng làm việc ở Công ty môi trường quận 1 đến giao thừa mới về đến nhà. Rồi mồng 2 anh phải tiếp tục làm việc. Cả nhà chỉ quây quần với nhau ngày mồng 1".

{keywords}
Chị Phượng quét hẻm.

Trong khi cha, mẹ và anh hai lao vào công việc thì ở nhà Phước Thông - em trai của Thiện mới 12 tuổi - đảm nhận tất cả công việc của một người phụ nữ. Thông lau nhà, rửa chén, làm vệ sinh bếp núc... Mỗi lần về nhà, em thấy nhẹ người vì nhà của ngăn nắp, sạch sẽ", chị Phượng vui vẻ kể lại rồi gật đầu chào chúng tôi.

{keywords}
Công việc nặng nhọc nhưng không thiếu nụ cười.

Nhìn 2 mẹ con mỗi người một chiếc xe rác trong chiều 30 Tết, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi. Nghĩ lại, anh chị đều là công nhân vệ sinh nhưng lại có một mái nhà ấm cúng và hạnh phúc như thế thì còn gì bằng?

Món ăn đặc biệt ngày Tết của gia đình 'vua tàu thủy' Bạch Thái Bưởi

Món ăn đặc biệt ngày Tết của gia đình 'vua tàu thủy' Bạch Thái Bưởi

"Mặc dù giàu có, cao lương mĩ vị trên đời đều được nếm qua nhưng doanh nhân Bạch Thái Bưởi vẫn thích ăn những món như xôi dừa và mứt dừa" - bà Quế Hương chia sẻ.

Tên trộm trả nghĩa đêm giao thừa và bài học về tình người

Tên trộm trả nghĩa đêm giao thừa và bài học về tình người

“Trước giao thừa, một người đàn ông ăn mặc rách rưới bê mâm lễ đến nhà tôi. Người đàn ông này theo bố tôi vào trong nhà rồi mới cất giọng nói…”, ông Bùi Trần Việt (SN 1941) kể.

Những giấc ngủ bên vỉa hè Sài Gòn mùng 1 Tết

Những giấc ngủ bên vỉa hè Sài Gòn mùng 1 Tết

Cuối năm, số tiền còn lại của người xe ôm chỉ đủ mua vé xe khứ hồi về quê. Anh bấm bụng không về, lấy tiền đó gửi cho vợ con ở quê ăn Tết.

Trần Chánh Nghĩa