- Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo VN, trong giáo lý nhà Phật không có việc dâng sao giải hạn, nhà Phật không khuyến khích việc này.

Vào các dịp đầu năm, hàng vạn người dân đổ về các ngôi chùa để làm lễ dâng sao giải hạn, cầu xin tránh được những tai nạn, rủi ro. 

Đặc biệt vào các ngày 14, 15 tháng Giêng âm lịch giao thông thường tắc nghẽn, chen lấn xô đẩy để tìm chỗ ngồi dâng sao giải hạn là tình trạng chung ở nhiều ngôi chùa.

{keywords}
Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó chủ tịch, Tổng thư ký HĐTS GHPG Việt Nam Ảnh: Phatgiao.org

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong giáo lý nhà Phật không có việc dâng sao giải hạn, nhà Phật không khuyến khích việc này.

Tục dâng sao giải hạn là những tồn tại từ lâu đời trong dân gian. Nó nằm trong nghi lễ của Lão giáo, tức là Lão Tử của Trung Quốc. Hay nói cách khác, nó thuộc về Tam giáo đồng nguyên (xuất hiện từ thời Lý), theo Lão giáo nó dung nạp vào trong nhiều ngôi chùa.

Tục này đã đi sâu vào tiềm thức của nhiều người, nhất là người dân Việt Nam. Họ tin rằng, mỗi một năm có một vì sao chiếu mệnh. Có 9 sao, trong đó có: Thái dương, Thái Âm, Mộc đức, Vân hớn, Thổ tú, Thủy diệu, La hầu, Kế đô, Thái bạch.

Trong 9 ngôi sao có sao tốt, có sao xấu. Năm nào sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật... gọi là vận hạn. Trước đây chỉ có đình, đền thực hiện nghi thức này.

Sau này, Phật giáo tiếp nhận dưới nghi thức làm lễ cầu an cho gia đình quý phật tử được an lạc, hạnh phúc. 

Như vậy nhà chùa chỉ là một ‘phương tiện’ để giúp con người được an cái tâm và ‘phương tiện’ chỉ là nhất thời, bản chất nó là ước nguyện cầu an của con người.

Thực tế, đạo Phật nhấn mạnh cái căn bản của con người, con người tự chịu trách nhiệm về cái nghiệp mình tạo ra. Tức là nếu thân - khẩu - ý của ta tốt, hành động tốt đẹp, lời nói dễ nghe, tâm ý tốt đẹp ta sẽ gặp được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Ngược lại nếu có hành vi ngỗ ngược, gây ra nhiều chuyện thị phi, tà ý thì chắc chắn sẽ không thể gặp được điều tốt lành. Một khi đã làm điều xằng bậy, cho dù có mâm cao cỗ đầy, đi dâng sao giải hạn thì cũng không giải quyết được gì - đó chính là luật nhân quả.

“Đạo Phật không có dâng sao, việc dâng sao hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu của con người mong muốn sự bình an. Nhà chùa chỉ là ‘phương tiện’ giải tỏa tâm lý, cho họ bớt lo lắng.

Hiện nay việc dâng sao giải hạn có xuất hiện ở một số chùa, ta dễ dàng nhận thấy một vấn đề trong tâm lý người dân, đó là hiệu ứng đám đông. Người nọ truyền tai người kia, kháo nhau đi giải hạn ở chùa này, chùa kia rồi đổ xô tìm đến đó mà không hiểu bản chất thực sự là gì.

Thực chất đó là lễ cầu an, cầu lợi ích cho đời, cho thế gian. Nghi thức của lễ cầu an là tụng kinh Phật, nương theo lời dạy của Ngài mà hành trì theo để cuộc sống được bình an hơn chứ không phải làm lễ để bài trừ được tai họa như nhiều người lầm tưởng", Thượng tọa Thích Đức Thiện nhấn mạnh.

Vẫn theo lời Thượng tọa Thích Đức Thiện, các chùa sẽ tụng kinh Dược Sư, niệm Phật, cúng Phật để cầu an, giải hạn cho tín đồ cũng như bà con nhân dân. Qua đó khuyên răn mọi người làm điều tốt đẹp, tích đức hành thiện, tạo nên sự đoàn kết, hòa thuận.

Tuyệt đối không nói những lời sai trái, hành vi trái với luân thường đạo lý. Đó chính là khuyên răn và hướng thiện con người. Chỉ khi làm việc thiện ta mới chuyển được nghiệp của mình, ngoài ra không có sự trợ giúp nào khác.

Thượng tọa cho hay: “Đừng có nghĩ rằng, vật chất có thể đổi được cái giải hạn của chúng ta. Mình chỉ biết lễ bái mà không biết cải thiện cá nhân, tu sửa đạo đức thì dù chúng ta có giải hạn bao nhiêu chăng nữa vẫn không tránh khỏi những điều không hay trong cuộc sống.

Chùa là cõi thiêng, cõi thiêng thì phải thanh tịnh. Đến chùa dâng sao, chen lấn, xô đẩy, tụ tập huyên náo thì còn gì là thanh tịnh? Các cụ xưa đã dạy ‘Linh tại ngã, bất linh tại ngã’ tức là linh nghiệm hay không linh nghiệm đều ở bản thân mình. Dù chỉ 1 bát nước, 1 nén nhang thơm cũng là sự thành kính.

Chủ yếu ta phải làm việc thiện, không tham - sân - si, tức là không động lòng trước những thứ không phải của mình, không gây khẩu nghiệp, thị phi, không làm điều ác…".

Gia đình ông chủ hiệu vàng nức tiếng Hà Nội xưa đón Tết thế nào?

Gia đình ông chủ hiệu vàng nức tiếng Hà Nội xưa đón Tết thế nào?

“Càng về già, những người như chúng tôi lại càng sống bằng hoài niệm”- ông Phạm Ngọc Giao­ bắt đầu câu chuyện về cái Tết của gia đình mình trong những năm 40, 50……

Món ăn đặc biệt ngày Tết của gia đình 'vua tàu thủy' Bạch Thái Bưởi

Món ăn đặc biệt ngày Tết của gia đình 'vua tàu thủy' Bạch Thái Bưởi

"Mặc dù giàu có, cao lương mĩ vị trên đời đều được nếm qua nhưng doanh nhân Bạch Thái Bưởi vẫn thích ăn những món như xôi dừa và mứt dừa" - bà Quế Hương chia sẻ.

Diệu Bình