- Năm nay, mới từ đầu tháng Chạp, vợ tôi đã lại rục rịch bảo bà giúp việc về quê sớm. Bà giúp việc vui mừng ra mặt, nhưng tôi thì chạnh lòng. Tôi thừa biết rằng, người thế chỗ bà ấy chẳng phải ai khác chính là người mẹ lam lũ, tảo tần của tôi.

Tôi là một chàng trai trưởng thành trên mảnh đất miền Trung khô cháy, trong một gia đình thuần nông nghèo nàn. Cha tôi mất sớm, một mình mẹ tôi bươn chải nuôi 3 anh em tôi khôn lớn. 

Thuở thiếu thời, mẹ tôi đẹp nổi tiếng một vùng, từ ngày cha tôi mất đi, rất nhiều người đến ngỏ ý muốn đi bước nữa với mẹ nhưng mẹ đều từ chối, bởi thương anh em chúng tôi. Mẹ sợ người ta không cưu mang chúng tôi, không đối xử tốt với chúng tôi nên nhất mực chối từ. Mẹ ở vậy đến tận bây giờ.

Là con trai trưởng trong gia đình, tôi biết trách nhiệm của mình với mẹ và các em là rất lớn. Bởi vậy, tôi đã cố gắng học hành, đỗ đạt và lập nghiệp ở Hà Nội. Cũng chính ở nơi này, tôi đã yêu và cưới vợ tôi - cô tiểu thư Hà thành, nhà có điều kiện.

Gia đình vợ tôi giàu có nên từ bé cô ấy đã được bảo bọc trong nhung lụa, chưa bao giờ biết thế nào là nghèo đói, khổ sở. Bởi vậy, nên từ ngày cưới nhau đến giờ, vợ tôi chưa bao giờ về quê chồng. 

Cô ấy không chịu nổi cái nắng nóng gay gắt của miền Trung quê tôi, lại càng không chịu được cảnh sống đạm bạc ở quê.

{keywords}

Ảnh: Lifehack

Từ ngày cưới vợ, tôi chưa một lần được hưởng hương vị Tết quê nhà. Có lẽ mẹ tôi cũng thấu hiểu nỗi lòng con trai, nên năm nào bà cũng lặn lội vài trăm cây số ra Hà Nội thăm con, để nấu cho tôi những món Tết quê mùa mà tôi lúc nào cũng đau đáu nhớ thương. Tôi xót xa cho mẹ, nên năm nào cũng đặt cho bà chuyến xe tốt nhất để hành trình của bà đỡ vất vả.

Thế nhưng cuộc hành trình ấy cũng chẳng thấm vào đâu so với những gì đang đón đợi mẹ ở Hà Nội. Tôi những tưởng vài ngày Tết ngắn ngủi ở với con trai, mẹ tôi sẽ được hưởng thụ những gì hay nhất, tiện nghi nhất.

Đó sẽ là những ngày nghỉ ngơi an nhàn, vui vầy bên con cháu, nào ngờ... Mỗi dịp ra Hà Nội, mẹ tôi lại tất bật từ mờ sáng đến tận khuya. Lúc nào bà cũng luôn chân luôn tay, khi thì dọn dẹp, lúc lại bếp núc, cơm nước... Mọi việc trong nhà đều đổ dồn lên mẹ. Tôi ái ngại thì mẹ nói: “Ngồi một chỗ mẹ buồn chân, buồn tay”.

Tôi cứ nghĩ mọi chuyện đơn giản chỉ có vậy, nhưng gần đây, trong một lần tình cờ đi làm về sớm, tôi đã nghe được câu chuyện của vợ mình và bà giúp việc. Câu chuyện đã khiến tôi quá đỗi sửng sốt vì sự ích kỉ và tàn nhẫn của vợ mình. 

Vợ tôi thú thực với bà giúp việc là cô ấy không ưa gì mẹ chồng bởi bà quá quê mùa. Mỗi lần mẹ chồng lên ăn Tết, vợ tôi đều thấy rất khó chịu, cô ấy chỉ muốn mau chóng “tống khứ” bà nên đã nghĩ ra đủ chiêu trò.

Những lúc vắng mặt tôi, vợ tôi lại cạnh khóe mẹ chồng rằng bà ở quê nên bẩn thỉu, bừa bộn... Đáp lại những lời mát mẻ của con dâu, mẹ tôi chỉ biết nhẫn nhịn, cố gắng làm nhiều việc hơn nữa để cô ta vừa lòng. 

Những món quà quê mẹ tôi mang lên chỉ có tôi là nâng niu, trân trọng còn vợ tôi thì coi khinh ra mặt. Thế mà mẹ tôi vẫn im lặng, bà không hề kể lại với tôi.

Gần đây, cô ấy lại nghĩ ra một cách khác để “tận dụng” mẹ chồng. Đó là để bà thế chỗ người giúp người việc trong nhà. Như vậy, vừa tiết kiệm được tiền trả cho người giúp việc, lại vừa “có việc” cho mẹ chồng làm trong những ngày Tết. Vợ tôi cho người giúp việc về nghỉ Tết sớm, nhà cửa, bếp núc, quần áo... tất thảy đều để đó chờ mẹ chồng lên dọn.

Từ hôm biết chuyện vợ đối xử không ra gì với mẹ chồng, tôi cảm thấy rất đau khổ, buồn bực và thất vọng về con người cô ta. Song tôi lại chẳng biết phải làm gì, bởi nhà cửa, công việc của tôi đều do gia đình nhà vợ giúp đỡ mà có được. 

Mẹ tôi đã già yếu còn hai em tôi thì đang học đại học, cũng một tay tôi cưu mang cả. Tôi thực sự chẳng biết phải làm sao!

Bỏ tiền triệu 'thuê' chồng về nhà ngoại ăn Tết

Bỏ tiền triệu 'thuê' chồng về nhà ngoại ăn Tết

Năm nay, anh ta đã “ra giá” 5 triệu đồng cho 2 ngày về ngoại ăn Tết. Vì thể diện của gia đình và sức khỏe của ba mẹ, tôi vẫn cắn răng chi tiền, nhưng không biết tình cảnh khốn khổ này có thể kéo dài bao lâu nữa!

Cái Tết trào nước mắt của tuổi 20

Cái Tết trào nước mắt của tuổi 20

Giá như có ai đó nói với mình rằng, cái Tết năm mình đi xa chính là cái Tết cuối cùng mình ở bên mẹ...

Xếp hàng sắm Tết, đánh nhau 'sứt đầu' vì viên gạch vỡ

Xếp hàng sắm Tết, đánh nhau 'sứt đầu' vì viên gạch vỡ

“Nói đến thời bao cấp, ai cũng biết là thiếu thốn nhưng cũng chính vì thiếu thốn nên người người, nhà nhà đều chờ đợi và háo hức khi Tết đến”, nghệ nhân Ánh Tuyết chia sẻ.

Tội 'tày đình' của cậu bé nghèo đêm 30 Tết

Tội 'tày đình' của cậu bé nghèo đêm 30 Tết

“Trong lúc trông nồi bánh, chúng tôi hát đủ bài, chơi đủ trò rồi ngủ quên lúc nào không biết. Thấy nồi bánh cháy khét, bố tôi giận lắm…”.

Tiền bị mối ăn, mẹ nghèo khóc ròng vì mất Tết

Tiền bị mối ăn, mẹ nghèo khóc ròng vì mất Tết

"Trước Tết nhà tôi lợp lại mái tranh, cũng là lúc mẹ tôi lấy số tiền tiết kiệm từ đây xuống. Vậy mà, bà bàng hoàng phát hiện toàn bộ tiền bị mối ăn. Năm đó nhà tôi mất Tết…", nhà văn Lê Tự chia sẻ.

Độc giả Nguyễn Ngọc Nam