Một câu bé Ấn Độ khi thực hiện thử thách “Cá voi xanh” đã may mắn thoát chết nhờ người cha kịp thời phát hiện và ngăn chặn.

Thử thách “Cá voi xanh - Blue Whale Challenge” lần đầu xuất hiện ở Nga 3 năm trước. Trò chơi nghe tưởng chừng vô hại nhưng hóa ra lại vô cùng nguy hiểm với yêu cầu người chơi phải tự tử trong ngày cuối thử thách diễn ra. Theo đó, “trò chơi tự tử” này đã lan truyền tới Ấn Độ và một số nước khác tại châu Á.

Thử thách Cá voi xanh yêu cầu người chơi thực hiện mỗi ngày một nhiệm vụ và duy trì trong vòng 50 ngày và điều đáng sợ của thử thách cuối cùng chính là việc bắt người chơi tự sát.

Theo tờ The times of India, năm ngoái, Ấn Độ đã ghi nhận trường hợp một học sinh lần đầu tiên trở thành nạn nhân của thử thách Cá voi xanh (nạn nhân từ chối cung cấp tên tuổi). Cậu bé đã may mắn thoát chết vào những ngày cuối cùng thử thách diễn ra nhờ sự phát hiện kịp thời của người cha.

Theo các bác sĩ ở Viện nghiên cứu y khoa Ấn Độ (AIIMS), cậu bé đã phải đến phòng khám thử nghiệm hành vi (BAC) để điều trị tâm lý trong thời gian dài sau đó.

Nạn nhân kể lại, cậu đã nhận được đường link dẫn đến một trò chơi online và khi nhấn vào đường link đó thì ứng dụng tự động được cài đặt trên điện thoại của cậu. Cậu bé cho biết: “Cái biểu tượng của trò chơi đó giống như một con cá lớn”.

Hằng ngày, ứng dụng đó gửi cho cậu một nhiệm vụ đặc biệt, yêu cầu cậu bé thực hiện theo và rồi cậu ta đã thực hiện chúng. Nhiệm vụ đầu tiên là vỗ tay hai lần và nói “Tôi rất mạnh mẽ”. Cậu không nhớ rõ nhiệm vụ thứ hai là gì nhưng đến nhiệm vụ thứ ba, nó yêu cầu cậu khắc lên cánh tay của mình chữ “F15”.

Nhiệm vụ thứ 4 yêu cầu cậu đứng trên ban công trong vòng từ 2 đến 3 tiếng. Nhiệm vụ thứ 5 là khắc một hình con cá voi xanh lên người (cậu đã thực hiện những việc đó). Nhiệm vụ thứ 6 cậu chỉ phải nghe một đoạn nhạc trong ứng dụng.

{keywords}
 

May mắn thay, bố của cậu học sinh đó đã kịp thời phát hiện ứng dụng lạ trên điện thoại của con và ngăn chặn không cho cậu bé thực hiện nhiệm vụ thứ 7. Trước đó, ông bố này đã biết được sự nguy hiểm của trò chơi và số người tự tử khi tham gia thử thách, ông lập tức xóa ngay ứng dụng lạ kia và đưa con trai tới phòng khám BAC để điều trị.

Khi được bác sĩ hỏi về tình trạng của cậu bé, gia đình nói rằng cậu là một đứa trẻ bình thường, nhưng cậu bé thường xuyên phải ở một mình. Trên lớp cậu là một học sinh ngoan và ngay cả trong khoảng thời gian cậu thực hiện thử thách, hành vi của cậu cũng không có những thay đổi đáng ngờ nào cả.

Tuy nhiên theo kết quả đánh giá lâm sàng, cậu bé ấy có một số dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Cậu bé kể lại rằng cậu đã nhận nhiệm vụ vì sự tò mò. Bác sĩ tâm lý Balhar - người đứng đầu phòng khám thử nghiệm hành vi tại AIIMS, chia sẻ: “Chúng tôi đã cho cậu bé uống thuốc và điều trị tâm lý".

Ông từ chối tiết lộ thêm về quá trình điệu trị vì quyền riêng tư nhưng ông cho biết thêm rằng vào thời điểm đó, không hề có bất cứ hồ sơ nào về hành vi tâm lý của người tham gia thử thách Cá voi xanh trên tạp chí y tế.

{keywords}
(The Hindu)

Bác sĩ Balhar cũng có biết họ đã chia sẻ trên trang của viện nghiên cứu BAC một video để cung cấp thông tin cho mọi người biết về “trò chơi tự tử”, cách để cha mẹ phát hiện các dấu hiệu bất thường khi con trẻ tham gia thử thách và cách xử lý. Các bác sĩ cho biết nhiều trò chơi tương tự như Cá voi xanh cũng đang lan tràn trên mạng và các bậc cha mẹ nên chú tâm theo dõi con.

Tháng 11 năm ngoái, viện nghiên cứu đã bày tỏ sự bất lực trước sự lan rộng của thử thách Cá voi xanh trước Tòa án tối cao. Họ cũng đưa ra giải pháp rằng “phòng bệnh hơn chưa bệnh” và ban hành thông tư cho tất cả các trường phải sử dụng internet một cách an toàn.

Chính phủ cũng đề nghị facebook chủ động thực hiện các bước để xác định người dùng có bị trầm cảm và tìm đến thử thách Cá voi xanh hay không.

Nhưng đến chính phủ Ấn Độ cũng phải bó tay khi phát biểu rằng họ không thể ngăn chặn trò chơi đang lan nhanh một cách chóng mặt này. Bởi vì khi chơi người chơi sẽ nhận được một đường link bí mật do các cao thủ về tin học gửi đến.

Đường link đó rất khó có thể phát hiện và giải mã. Vì vậy điều mà Ấn Độ có thể làm bây giờ là nâng cao nhận thức của cha mẹ để ngăn chặn con cái thực hiện thử thách.

Tò mò cảnh sinh hoạt trên gác thượng của người dân Hong Kong

Tò mò cảnh sinh hoạt trên gác thượng của người dân Hong Kong

Chùm ảnh của nhiếp ảnh gia người Pháp ghi lại cuộc sống sinh hoạt của người dân Hong Kong trên gác mái của những tòa nhà cũ kỹ tại trung tâm thành phố khiến người xem phải ngẫm nghĩ.

Tiết lộ bất ngờ về thị trấn từng là mỏ kim cương

Tiết lộ bất ngờ về thị trấn từng là mỏ kim cương

Thị trấn Kolmanskop ở miền Nam Namibia trước kia từng là nơi mọi người ùn ùn kéo đến để khai thác kim cương. Nhưng giờ đây, đó lại là một vùng đất bị quên lãng. Mọi thứ từ nhà, cửa, xe cộ đều bị vùi trong cát.

TQ: Xe tải hoa quả bị lật giữa đường và hành động của người dân

TQ: Xe tải hoa quả bị lật giữa đường và hành động của người dân

Không hề hôi của, khi xe tải chở hoa quả bị lật giữa đường, người dân Trung Quốc đã giúp đỡ tài xế nhặt từng thùng hoa quả bị rơi ra đường để chất lại lên xe.

Mỹ Linh (Theo The times of India)