- Lớp dạy vẽ hôm nay nghỉ học. Phòng học vắng, giá vẽ đứng trơ khung bên cạnh nhiều bức tranh đã hoàn thành. Giữa phòng, một cô gái đang căm cụi với bức tranh của mình. 2 tay cô co quắp, chân cô kẹp cây cọ nhúng màu bắt đầu khởi thảo một bức tranh theo ý nghĩ trong đầu ...

15 tuổi học lớp 1

Chúng tôi gặp cô gái này khi đến thăm Trung Tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM (xã Xuân Thới Thượng, H. Hóc Môn, TP.HCM) vào một buổi chiều. Cô tên là Huỳnh Thị Xậm, 35 tuổi, quê ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Gặp tôi, Xậm khoe bức tranh mới vẽ xong. Nhìn vào bức tranh không ai có thể nghĩ rằng tác giả là một người khuyết tật, dùng chân để vẽ. 

Xậm cười thật tươi kể, Xậm vẽ cảnh đồng quê, nơi Xậm từng sống cả một quảng đời niên thiếu đã khiến cho Xậm có nhiều cảm xúc. 

Xậm vẽ bằng tất cả cảm hứng của mình. Những nét vẽ của Xậm tuy chưa được sắc sảo nhưng với một người không bình thường sáng tác một tác phẩm nghệ thuật như thế quả là điều không đơn giản.

{keywords}

Nhúng màu

Xậm ngồi dưới đất, một chân xếp góc, một chân duỗi thẳng. Cây cọ được kẹp trong những ngón chân, Xậm chấm vào đĩa màu rồi tô lên tranh. Xậm rất tập trung. Dường như hình ảnh của bức tranh đang hiện về trong tâm trí Xậm. Xậm đưa nhanh cây cọ và nét vẽ dần hiện ra...

Chúng tôi nhìn Xậm vẽ bằng tất cả nỗi niềm. Phải bằng nghị lực thật mạnh mẽ Xậm mới có thể làm được như thế. Thế nhưng khi trò chuyện với Xậm chúng tôi mới biết thêm nhiều điều rất bất ngờ.

{keywords}

Cô gái bắt đầu cho một tác phẩm mới. Trên giá vẽ là bức tranh Xậm đã hoàn thành trước đó.

Xậm bị dị tật bẩm sinh. Hai tay rất yếu chỉ sử dụng vào những việc nhẹ. Hai bàn chân chỉ còn được 4 ngón ở bàn chân phải nguyên vẹn. Gia đình có 6 người con gái nhưng chỉ một mình Xậm kém may mắn. Năm lên 14 tuổi, cha Xậm mất. 

Sau cái chết của cha, Xậm đòi gia đình cho đi học. Cả nhà không ai đồng ý nhưng trước quyết tâm của Xậm, cuối cùng ý nguyện chính đáng của cô gái bất hạnh đã được chấp nhận. Xậm trở thành học sinh lớp 1 lớn tuổi nhất, 15 tuổi.

Trường học cách nhà khá xa, mỗi ngày Xậm phải đến trường bằng ghe. Mà ghe thì hôm có hôm không khiến cho việc học của Xậm gặp nhiều trở ngại. Quyết không chịu lệ thuộc, Xậm tập chèo và chỉ một thời gian ngắn sau, Xậm có thể tự mình đến trường bằng ghe.

{keywords}

Sắp lại sách trong thư viện

Cứ thế, cô học hết lớp 1 đến lớp 2. Xậm vẫn một lòng quyết tâm đến trường, không mặc cảm khuyết tật, không ái ngại vì tuổi lớn, Xậm học hết cấp 1, bước sang cấp 2. 

Đôi bàn tay khẳng khiu và đội chân xiêu vẹo vẫn đồng hành cùng Xậm đến trường theo năm tháng. Hết sức bất ngờ, chỉ vài năm sau có ai tin được rằng cô gái khuyết tật đã tốt nghiệp cấp 3. Lúc này, Xậm bước vào tuổi 27.

Cô cử nhân khuyết tật làm quản thủ thư viện

Một cô gái khuyết tật vượt qua mọi trở ngại để tốt nghiệp cấp 3 làm nhiều người khâm phục và ngưỡng mộ. 

Một cán bộ trong hội Bảo trợ người khuyết tật tỉnh đã giới thiệu Xậm về với Trung tâm dạy nghề người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM. Tại đây, cuộc đời Xậm bước sang một trang mới.

{keywords}

Xậm lập danh sách các loại sách trong thư viện

Xậm được theo học lớp tin học văn phòng. Trước chiếc máy vi tính Xậm vẫn chưa biết làm sao để sử dụng. Vẫn một ý chí vượt qua tất cả để vươn lên, Xậm trăn trở nhiều đêm, nghĩ nát óc cuối cùng thì, một bàn chân bấm chuột, bàn chân còn lại kẹp một cây viết chì lướt nhanh trên bàn phím.

Xậm tiếp tục luyện và học với lớp tin học văn phòng trong vài tháng thì tốt nghiệp. Lúc này, mọi việc trở nên quen thuộc và thành thạo, Xậm được Trung tâm giữ lại làm nhân viên chính thức với chức danh quản thủ thư viện.

{keywords}

Chân phải đánh chữ, chân trái nhắp chuột

Chúng tôi được nhà giáo ưu tú Đinh Thị Hỏi, giám đốc Trung tâm hướng dẫn đến thư viện để gặp Xậm. Vừa bước vào, chúng tôi đã thấy Xậm đang dùng chân sắp xếp lại kệ sách. Thấy chúng tôi, Xậm ngưng việc đẩy xe lăn đến chào. Nụ cười của Xậm thật tươi và ấm áp, thân thiện.

Bà Hỏi cho biết, sau khi Xậm được bố trí làm quản thủ thư viện, trung tâm đã tạo điều kiện cho Xậm tiến xa hơn. Xậm được theo học khoa Xã hội học, trường Đại học Mở TP.HCM. Trong 4 năm từ 2009 đến 2013, Xậm đã tốt nghiệp với mảnh bằng cử nhân xã hội học.

Từ đó, Xậm luôn chuyên tâm trau dồi kiến thức và nghiệp vụ đã học. Xậm cũng đã tìm cách giúp đỡ những người bạn khiếm thị, khiếm thính. Ban ngày, Xậm làm việc tại thư viện. Tối đến, Xậm mở lớp dạy chữ cho những người mù và câm điếc.

{keywords}

Bà Đinh Thị Hỏi, giám đốc trung tâm chỉ cho Xậm những ưu khuyết điểm trong bức tranh

Là người con gái khuyết tật duy nhất trong 6 chị em nhưng hiện nay, Xậm trở thành trụ cột là chỗ dựa vững chắc cho mẹ. Xậm chịu khó tiết kiệm trong chi tiêu để có thể góp một phần thu nhập báo hiếu cho mẹ lúc tuổi già.

Được biết, Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM được thành lập vào năm 2006. Sau 11 năm hoạt động, trung tâm đã có 2.800 lượt người đến học.

Nhờ có trung tâm tổ chức hướng nghiệp và dạy nghề cho những mảnh đời bất hạnh tưởng chừng như bỏ đi, họ đã lấy lại được niềm tin và mạnh dạn bước vào cuộc sống mới. Trong số đó, một thanh niên bại liệt 2 chân đã làm nên những việc mà tưởng chừng như người lành lặn cũng khó đạt được...

Giai điệu trái tim: Sân chơi âm nhạc dành cho người khuyết tật

Giai điệu trái tim: Sân chơi âm nhạc dành cho người khuyết tật

"Giai điệu trái tim" - cuộc thi ca hát dành cho người khuyết tật vừa tổ chức đêm Gala trao giải tại TP.HCM. Chương trình nhằm tạo sân chơi cho người khuyết tật có niềm đam mê ca hát.

Xôn xao người phụ nữ 'quỵt' tiền vé máy bay của cô gái khuyết tật

Xôn xao người phụ nữ 'quỵt' tiền vé máy bay của cô gái khuyết tật

Tôi bán mỗi vé chỉ được lãi mấy chục ngàn đồng. Hoàn cảnh của tôi khó khăn, tôi bị khuyết tật và lại đang là mẹ đơn thân, vậy mà...

Trẻ mồ côi, khuyết tật đón Tết ấm cùng Vietjet

Trẻ mồ côi, khuyết tật đón Tết ấm cùng Vietjet

Gói bánh Tét, trẩy hội Hoa Xuân, nhận tiền lì xì là những hoạt động đón Xuân đáng nhớ mà hơn 600 em nhỏ tại Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật, mồ côi Thị Nghè (quận Bình Thạnh, TP HCM) được trải nghiệm tại TPHCM.

Cơ ngơi khó tin của người đàn ông khuyết tật

Cơ ngơi khó tin của người đàn ông khuyết tật

Không may mắn như những người khác, anh Mai Đình Liêm (sinh năm 1968) đã đối diện với sự bất hạnh rất sớm. 

(Còn nữa)

Trần Chánh Nghĩa