Tết ông Công ông Táo, nhiều em nhỏ theo cha mẹ đi thả cá ra sông, hồ từ sáng sớm, sau khi các gia đình làm lễ cúng ở nhà.
Hôm nay (8/2), Tết ông Công ông Táo, trời Hà Nội lạnh sâu, nhiều em nhỏ vẫn theo cha mẹ đi thả cá ra sông, hồ từ sớm, sau khi các gia đình làm lễ cúng ở nhà.
Video: Đường Trích Sài (hồ Tây), nhiều em nhỏ theo cha mẹ đi thả cá từ sáng sớm
|
Bé gái theo mẹ đi thả cá tại hồ Gươm. |
|
Cô bé tỏ ra rất thích thú sau khi nâng niu chú cá trên tay và thả xuống hồ. |
|
Sau khi làm lễ cúng sớm từ nhà, nhiều người dân mang cá đi thả. |
|
Sáng 8/2, khu vực cầu Long Biên, nhiều người dân tranh thủ thả cá trên đường đi làm. |
|
Nhiều em nhỏ theo cha mẹ đi thả cá rồi mới đến trường. |
|
Thay vì 'thả cá, thả cả túi nilon xuống sông' như mọi năm, năm nay, một số người dân buộc túi vào thành cầu. |
|
Một đội sinh viên tình nguyện sẽ thu gom những túi nilon này sau đó. |
|
Thay vì đứng trên cầu thả cá, người phụ nữ này đi bộ xuống gầm cầu, cầu nguyện trước khi phóng sinh. |
|
Khu vực hồ Tây cũng tấp nập người thả cá từ sớm. |
|
Người dân thả cá tại Hồ Gươm sáng sớm. |
|
Tại khu vực hồ Gươm, đội công nhân vệ sinh môi trường túc trực từ đầu giờ sáng. Vớt rác và túi nilon, dọn sạch hồ. |
|
Công nhân môi trường cho biết, tối qua (7/2), người dân thả cá nhiều, kèm với đó là túi nilon. Đội công nhân phải rất vất vả, túc trực để dọn rác. |
|
Người dân Hà thành nhờ công nhân môi trường thả cá nhẹ nhàng xuống hồ Gươm. |
|
Ai cũng mong cầu những điều tốt đẹp, bình an cho gia đình, người thân khi phóng sinh cá. |
Video: Người dân bỏ rác ngoài thùng
|
8h30 sáng 8/2, tại khu vực cầu Long Biên, các nhóm tình nguyện giúp người dân thả cá chép xuống sông. |
|
Theo đó, tình nguyện viên cho cá vào xô. |
|
Rồi dòng dây thả cá xuống sông Hồng một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương cá. |
|
Người dân thả cá trên phố Nguyễn Đình Thi, ven Hồ Tây. |
|
Ngày ông Táo, Scott Matt có mặt ở khu vực cầu Long Biên từ sớm. Anh xuống gầm cầu Long Biên thu gom, phân loại rác. |
|
Chia sẻ với VietNamNet, Scott Matt cho biết, là người Mỹ, 24 tuổi, sang Việt Nam được 9 tháng. |
Video: Chàng trai Mỹ nhặt rác dưới gầm cầu Long Biên ngày Tết ông Táo
Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm cỗ, các gia đình cũng cần quan tâm tới văn khấn.
Ngày 23 tháng Chạp (ngày 23/12 âm lịch) hàng năm, các gia đình người Việt thường làm mâm cơm nhỏ, tiễn Táo quân lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ của gia chủ.
Trước 23 tháng Chạp một ngày, chợ cá lớn nhất Hà Nội tại làng Sở Thượng (Yên Sở, Hà Nội) đã tấp nập người mua cá chép. Cá chép vàng, đỏ phục vụ các Táo chầu trời có nguồn gốc từ các tỉnh Phú Thọ và Hải Dương, Nam Định…
"Phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta là một tín ngưỡng văn hóa dân gian, chứa đựng những truyền thống tốt đẹp. Nhưng ngày nay, truyền thống này đang bị hiểu sai hay nói đúng hơn là bị biến tướng"...
Trong mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo của người Hà Nội xưa luôn chứa đựng một sự nhẹ nhàng, thanh tao và tinh tế.
23 tháng Chạp hàng năm là ngày làm cơm tiễn ông Công ông Táo về Trời. GS Lương Ngọc Huỳnh có một số lưu ý cho các gia đình khi chuẩn bị cho lễ cúng Táo quân...
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về Trời. Ngoài việc chuẩn bị mẫm cỗ, lễ vật, văn khấn cũng là một khâu quan trọng.
Bên cạnh sự kém hiểu biết và hành động cẩu thả của người dân, ông Tùng cho biết, ông còn chứng kiến những cảnh vô cùng bất ngờ mà nếu không phải người sống cạnh hồ và hay quan sát thì không bao giờ biết được.
Ảnh: Lê Anh Dũng - Quyết Thắng - Minh Tuấn
Nhóm Phóng viên