Tin lời thầy bói, người phụ nữ giàu có chi số tiền lớn làm lễ, đặt mua 20 hình nhân nữ đốt cho người chồng quá cố.

Chúng tôi về làng nghề Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội) những ngày cuối tháng sáu âm lịch. Ngay từ cổng làng, xe ô tô hối hả chở vàng mã đi khắp các tỉnh thành.

{keywords}
Cơ sở cung cấp vàng mã lớn của làng Phúc Am.

Chị Phạm Thị Phương (30 tuổi) về làm dâu ở đây từ mấy năm trước. Mặc dù có công việc ổn định nhưng chị vẫn tiếp nối công việc sản xuất vàng mã truyền thống của gia đình.

“Vào mùa cao điểm, nhà tôi thuê khoảng 10-15 nhân công làm thời vụ”, chị Phương nói.

Người phụ nữ này cho hay, gia đình chị làm tất cả từ tiền vàng, quần áo, giầy dép, mũ nón, hình nhân đến rừng cây, ngựa, voi… đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho dân buôn vàng mã.

{keywords}
Ngựa giấy chuẩn bị cho lễ mở phủ được dân làng sản xuất.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Công (60 tuổi) chia sẻ, vài năm trở lại đây, các chùa bắt đầu cấm đốt vàng mã nên vào dịp Rằm tháng Bảy (âm lịch), lượng vàng mã phục vụ đi chùa giảm đáng kể. Hiện nay, làng Phúc Am chủ yếu cung cấp đồ lễ cho việc hầu đồng, mở phủ, lập đàn và các tiệc hầu thánh quanh năm.

{keywords}
Ông Công đang dựng khung ngựa.

“Người nào mở phủ, lập đàn, số đồ lễ phải chuẩn bị lên đến hàng chục triệu. Một bộ mở phủ cơ bản bao gồm 1 cặp voi ngựa, 1 thuyền rồng, 1 tòa chúa, 1 mũ quan, 5 ngựa ngũ sắc có giá 10 triệu đồng. Ai biết, tìm về đây mua được giá rẻ, còn mua qua trung gian giá có thể bị hét cao hơn”, ông Công nói.

Cũng theo ông, dân làng làm theo dây chuyền công nghiệp, mỗi nhà một khâu. Ví dụ nhà ông dựng khung cho ngựa đứng, sau đó chuyển sang nhà khác dán giấy phủ, gia công và hoàn thiện.

{keywords}
Nguyên liệu sản xuất vàng mã là tre, luồng và giấy.

Chỉ tay vào con ngựa có kích thước trên 2 mét, ông Công giới thiệu, trung bình 30 phút mình dựng được một khung. Ngày nắng, chúng được mang ra vệ đường phơi khô, sau đó chuyển đi dán giấy. Khi hoàn thiện, nó được bán với giá từ 400 - 500 nghìn đồng/con.

Công việc này tuy đơn giản, chỉ cần quan sát một buổi là có thể bắt tay vào làm nhưng cũng đòi hỏi người làm sự tỉ mỉ, cẩn thận.

{keywords}
Hồ dán vàng mã.

Thợ sản xuất này kể, đầu năm 2018, một người chủ tiệm vàng đặt hàng chục con ngựa cỡ lớn.

“Họ tự đưa xe tải đến chở vào đền quan Hoàng Mười (Nghệ An) dâng. Ngoài ngựa, người này còn đặt một xe tải thuyền rồng. Số tiền vàng mã hôm ấy cũng lên tới vài chục triệu đồng, chưa kể lễ vật, hoa quả khác” - ông Công nhớ lại.

Vẫn theo lời ông, nghề chính của dân làng vẫn là cày ruộng. Công việc làm vàng mã chỉ là nghề tay trái, mang lại cho người dân khoản thu nhập 4 - 5 triệu đồng/tháng. Hộ nào bán buôn hay sản xuất lớn trong làng mới có thu nhập lớn.

Theo khảo sát của phóng viên, các sản phẩm vàng mã không những cần đa dạng về chủng loại mà còn yêu cầu cả kích cỡ. 

{keywords}
Nhiều người dân có tâm lý, lễ cúng càng lớn, vàng mã càng phải to.

Theo đó, nhiều mô hình bằng vàng mã có chiều dài, rộng, cao lên tới cả mét.  Tất nhiên, sản phẩm chi tiết tinh xảo, cầu kỳ giá thành sẽ không hề rẻ. Cũng là một kiệu hoa nhưng giá dao động từ 300 nghìn đồng đến 3 triệu đồng. Kiệu to như thật có khi lên tới 5 triệu đồng. Muốn đồ đẹp, số lượng lớn, người mua phải đặt tối thiểu trước một tuần.

Bà Phạm Thanh Hòa (50 tuổi) nhân công tại một xưởng sản xuất vàng mã lớn của làng, cho biết, cách đây nhiều năm, từng có công ty kinh doanh tàu biển về đặt tám con rồng lễ tạ cuối năm.

Mỗi con có chiều dài 3 mét, đường kính bằng vòng tay đứa trẻ. Khách yêu cầu các chi tiết mắt mũi, vảy rồng đều phải hoàn hảo. Họ hẹn một tuần sau sẽ lấy.

Do đặt gấp nên chủ cơ sở đó phải huy động thêm nhân công trong làng làm từ sáng sớm cho đến khuya mới kịp tiến độ giao cho khách.

Vào mùa cúng Rằm tháng Bảy năm nay, các mặt hàng hình nhân, biệt thự, xe hơi và các đồ vàng mã “hàng hiệu” như điện thoại iphone, ipad, son phấn,… vẫn khá hút khách, đáp ứng cho nhu cầu cúng Rằm tại nhà cho các gia đình.

{keywords}
Ipad, mỹ phẩm bằng vàng mã.

Chị Lương Thị Hiên (27 tuổi) nhân công làm thuê cho cở sản xuất hình nhân, kể thêm, cách đây ít ngày, một khách nữ nhà ở phố cổ, lái ô tô riêng về đây lấy hàng.

“Bà là khách quen ở đây. Người phụ nữ này đi xem bói, thầy phán chồng bà dưới âm đang cô đơn muốn “đưa” bà theo. Muốn yên ổn, bà phải làm lễ, gửi cho ông nhà một hình nhân thế mạng.

{keywords}
Một cơ sở sản xuất hình nhân.

Tin lời thầy, người phụ nữ giàu có đã không tiếc tay chi tiền đặt 20 hình nhân nữ màu đỏ, đốt gửi cho chồng quá cố”, chị này nói.

Mặc dù Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã có công văb cấm đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự nhưng lượng vàng mã được tiêu thụ hàng năm vẫn rất lớn.

Về vấn đề này, Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, cho biết: “Giáo hội đã có công văn cấm đốt vàng mã tại các chùa chiền nhưng việc cấm đốt vàng mã muốn triệt để phải bắt đầu từ việc cấm sản xuất, kinh doanh vàng mã.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2014, sản xuất, kinh doanh vàng mã không thuộc diện ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Pháp luật hiện hành vẫn công nhận vàng mã là một mặt hàng được phép kinh doanh và vẫn nằm trong Danh mục đóng thuế. Vì vậy việc này chủ yếu vẫn là giáo dục ý thức người dân”.

Canh nấm chay thơm ngon Rằm tháng 7

Canh nấm chay thơm ngon Rằm tháng 7

Canh nấm chay có vị ngọt tự nhiên từ rau củ, nấm, vị bùi bùi của hạt sen thơm ngon và bổ dưỡng.

Gợi ý mâm cơm chay cúng Rằm tháng 7

Gợi ý mâm cơm chay cúng Rằm tháng 7

Cơm chay cũng là một trong những ý tưởng hay, ý nghĩa để chị em có thể làm và thành kính dâng lên tổ tiên trong Rằm tháng 7.

Diên Vỹ - Minh Anh