Cậu về rồi, bố mẹ tôi cãi nhau ầm ĩ. Bố nói, ngày ấy đất cát rẻ bèo, một cây vàng của mẹ đủ mua mảnh đất mặt đường, giờ bán đi thoải mái mấy trăm triệu cho con cái buôn bán làm giàu. Vậy mà...

Ông bà ngoại tôi sinh được 2 người con. Mẹ tôi là cả. Dưới mẹ là em trai. Ông bà đau ốm liên tục nên mẹ tôi lấy chồng rồi vẫn phải phụ bố mẹ nuôi cậu ăn học.

Trưởng thành, cậu tôi lấy vợ rồi làm kế toán hợp tác xã được vài năm thì xin nghỉ, vay mượn họ hàng đi xuất khẩu lao động bên Tiệp.

Mẹ kể với tôi, để có đủ tiền cho cậu đi, mẹ giấu bố đưa cho cậu một cây vàng…

4 năm sau, cậu gửi về cho mợ cả đống tiền xây căn nhà 4 tầng đẹp nhất xã. Ông bà ngoại nở mày nở mặt, mợ tôi trẻ ra đến 5-7 tuổi.

Hết thời hạn 5 năm, cậu về bàn với vợ làm thủ tục ly hôn để cậu được trở lại Tiệp làm ăn. Cậu nói, ở thêm 10 năm nữa kiếm thêm ít vốn về nước, lo cho vợ con ra Hà Nội sinh sống làm ăn. Sau đó, cậu trở lại xứ người.

Đợt Tết vừa rồi, ông ngoại tôi lên lão 80, cậu về lo công việc và cho cả nhà đi du lịch xuyên Việt nửa tháng.

Tôi là con trai độc nhất của mẹ. Năm nay tôi có kế hoạch thuê cửa hàng ngoài thị trấn mở đại lý sữa, bánh kẹo. Vợ chồng tôi có trong tay 500 triệu, số tiền này chẳng thấm tháp vào đâu. Tôi bàn với mẹ kế hoạch sang nhà cậu vay 300 triệu. Tôi nghĩ, cậu đi Tiệp 12 năm thì vay mượn cậu dễ dàng, 3 năm nữa cậu về nước tôi sẽ có đủ số tiền trả cậu. 

Hôm ấy cậu sang nhà tôi chơi, mang cho trẻ con rất nhiều quà bánh, cậu biếu mẹ tôi một hộp sâm Hàn Quốc, mấy lọ thuốc bổ, quà cho bố tôi là chai rượu xịn làm cả nhà trầm trồ.

Sau một hồi trò chuyện vui vẻ, mẹ tôi kể chuyện tôi sắp mở đại lý, muốn vay cậu mấy trăm triệu, mong cậu ủng hộ cháu. Cậu tôi nghe xong thì chẹp miệng.

Cậu kể, cậu sang Tiệp làm ăn cũng khổ cực, tiết kiệm từng xu từng hào mới có tiền gửi về quê. Mẹ tôi sửng sốt cắt ngang, tưởng cậu làm chủ quán phở bên ấy, đông khách nườm nượp thì tiền để đâu cho hết. Cậu chối bay, cậu làm chỉ đủ ăn, lễ tết chưa bao giờ được nghỉ.

Tôi nói với cậu, cậu không cho cháu vay nhiều thì cho cháu vay ít, khoảng 100 triệu để nhập thêm hàng. Cậu tôi từ chối thẳng, cậu chỉ có thể cho tôi 20 triệu, đủ tiền thuê cửa hàng 4 tháng.

Cậu dặn không được kể với mợ và các em, khoản này cậu cho giấu diếm, là trả ơn mẹ cháu ngày xưa cho cậu một cây vàng…

Cậu về rồi, bố mẹ tôi cãi nhau ầm ĩ. Bố nói, ngày ấy đất cát rẻ bèo, một cây vàng của mẹ đủ mua mảnh đất mặt đường, giờ bán đi thoải mái mấy trăm triệu cho con cái buôn bán làm giàu. Mẹ tôi đuối lý, ngồi góc giường bần thần nghĩ ngợi. 

Cậu luôn miệng kêu không có tiền nhưng hồi hương 2 tháng, cậu mua liền 2 mảnh đất tiền tỷ ở Hà Nội. Không những thế, cậu còn cho các con mỗi đứa một chiếc xe tay ga xịn chạy khắp làng, sắm cho vợ dây chuyền, lắc tay, nhẫn vàng đeo lấp lánh. Cậu biếu ông bà ngoại sổ tiết kiệm cả trăm triệu, ông bà phấn khởi gặp ai cũng khoe.

Cậu quên hết tình nghĩa và công lao của mẹ tôi giúp cậu năm xưa. Cậu còn bảo tôi, tuổi trẻ thì phải bươn chải mới có kinh nghiệm sống, mới biết đồng tiền xương máu ra sao, ở nước ngoài họ hàng không cho nhau vay tiền, vay tiền phải ra ngân hàng...

Tôi thực sự thất vọng về ông cậu Việt kiều ki bo của mình.

Hôm tiễn cậu bay sang Tiệp, cậu mợ mời cơm cả gia đình tôi nhưng chỉ duy nhất mẹ tôi sang. Cậu gọi điện oán trách tôi tham công tiếc việc, không tiễn cậu ra sân bay. 

Tôi nghĩ, cậu đi nước ngoài suốt bao năm, có cả đống tiền còn tính toán từng đồng vậy mà vẫn lên giọng đạo đức giả. Tôi chỉ hỏi vay cậu chút tiền chứ đâu có lợi dụng xin xỏ, ăn quỵt mà cậu từ chối thẳng thừng...

 

Vì sao người già ở Nhật không được nhường ghế trên tàu điện ngầm?

Vì sao người già ở Nhật không được nhường ghế trên tàu điện ngầm?

Theo phép lịch sự, khi đi trên xe buýt hoặc trên tàu điện ngầm, người già và phụ nữ có thai sẽ được nhường chỗ. Nhưng chuyện đó sẽ không xảy ra ở Nhật Bản.

Ân tình với nước Việt của bác sĩ người Pháp Alexandre Yersin

Ân tình với nước Việt của bác sĩ người Pháp Alexandre Yersin

Yersin thích sống chung với người dân nghèo. Ở xóm Cồn, chẳng bao lâu ông trở thành người bạn lớn của đám trẻ. Thỉnh thoảng, ông cho chúng kẹo, tiền lẻ để mua quà. Ông thường xuyên khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người nghèo

Tuấn Anh (Hưng Yên)