NSƯT Công Lý đã vào vai ông Hàm gia trưởng, độc đoán thành công trong vở "Mảnh đất lắm người nhiều ma" do Nhà hát Kịch Hà Nội dàn dựng. 

Nhà hát Kịch Hà Nội vừa công chiếu vở diễn "Mảnh đất lắm người nhiều ma", đạo diễn NSND Lê Hùng.

Vẫn là không gian về làng quê Việt Nam nhưng trong cái làng Giếng Chùa này không giống như cái làng Đông Xá trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố hay làng Vũ Đại trong "Chí Phèo" của Nam Cao mà ở đây nó là một không gian rộng đan xen với những yếu tố kì ảo, hấp dẫn qua những chuyện li kì.

{keywords}
Không gian làng Giếng Chùa u ám, nhiều ma

Truyện "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của nhà văn Nguyễn Khắc Trường kể về mảnh đất mà người ta có thể nhịn ăn nhịn mặc để xây một căn nhà gạch, sắm một cái xe, có khi cả xe máy, mua đài, mua cát sét rồi mở ỏm tỏi suốt ngày để được "mở mày mở mặt" với xóm làng. Nơi vùng quê bề ngoài rất yên tĩnh này vừa có những người ngơ ngác dại khờ, những người thật thà như đếm nhưng cũng lại là những kẻ để mưu ma chước quỷ, không mấy lúc ngồi yên và cũng không để cho người khác ngồi yên.

Cũng có đủ cảnh bon chen để giành một cái ghế ngồi không to hơn cái vẩy ốc, chen một chỗ đứng không cao hơn cái đế dép thường ngày. Cũng có đủ những thì thầm thì thụt, cũng xúi bẩy, kích động, cũng ném đá giấu tay; cũng cười bả lả chạm cốc nhau lanh canh trong những bữa tiệc đồng chí, nhưng trong bụng lại thầm rủa sau bữa rượu này mày sa chân lỡ bước chết dấp đi cho rảnh. Nơi đây có hai dòng họ đấu đá nhau để tranh giành đất đai, quyền lực đại diện là: họ Vũ Đình và họ Trịnh Bá. 

Nhưng tác giả  - TS Lê Mạnh Hùng đã dựa trên cốt truyện này để viết một kịch bản sân khấu quá gọn gàng, chủ yếu nói về thân phận của những người phụ nữ - chỉ như con cờ để khiến đàn ông tiến thân. Những âm mưu của đấng mày râu cuối cùng cũng chỉ là dùng 'mỹ nhân kế'. 

{keywords}

{keywords}

Công Lý và Tiến Minh diễn rất thành công với vai Hàm và Thủ

Sân khấu mở ra với không gian ma quái đã ám ảnh toàn bộ dân cư ở Giếng Chùa với rừng rậm um tùm, cây đa cổ thụ với rễ mọc tua tủa, chiếc giếng cổ và đặc biệt là nhiều ma. Bức tranh đồng quê hiện lên với những nét vẽ ghê gợn đầy ma mị.

Nơi đây là Đào và Tùng hò hẹn. Là những "mưu hèn kế bẩn" của ông Hàm, ông Thủ để đối đầu với dòng họ Vũ Đình. Và nơi đây cũng là nơi kết thúc cuộc đời hơn 30 năm làm vợ như tôi tớ trong nhà ông Hàm của bà Son.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

NSND Lê Hùng quả không hổ danh là bậc thầy của sân khấu từ khâu dàn dựng sân khấu cho tới chọn diễn viên. Nếu thường xuyên xem NSƯT Công Lý diễn kịch, khán giả có thể thấy rằng  anh là một diễn viên đa tài, dạng vai nào cũng có thể khiến người ta khóc, hận, và cười.  Anh vào vai ông Hàm 'thọt' gia trưởng, ghen tuông, quá xuất sắc khiến người xem vừa giận vừa thương. 

Nghệ sĩ Tiến Minh cũng ít khi diễn những vai chính nhưng với vai Thủ trong "Mảnh đất lắm người nhiều ma" này, Tiến Minh đã chiếm trọn cảm tình của khán giả - dù vai của anh là vai phản diện. Vẫn biết rằng nhân vật Thủ nhiều 'đất diễn' nhưng cách nhả chứ, nhấn nhá, giọng cười ma quái, mỗi cảnh Tiến Minh xuất hiện đều khiến khá giả cười.

Là vở chính kịch với những số phận bi thương nhưng đạo diễn Lê Hùng đã khéo léo lồng ghép những tình huống gây cười để giảm đi không khí nặng nề của vở kịch.  "Mảnh đất lắm người nhiều ma" thêm lần nữa khẳng định thế mạnh chính kịch sang trọng của Nhà hát Kịch Hà Nội.

Tình Lê