Đây là lần đầu tiên NSƯT Minh Hằng lên tiếng về việc “trượt” NSND đợt này. 3 năm nữa, khi có đợt xét tặng mới, có thể NSƯT Minh Hằng đã về hưu...


Được biết, chị vừa nhận “cú đúp” 2 HCV tại 2 hội diễn, Liên hoan kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc và Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân. Tuy nhiên, 2 HCV này vẫn không thể giúp chị trở thành NSND dù hồ sơ của chị chỉ còn thiếu 1 HCB. Điều đó, có khiến chị thấy… nản lòng với sân khấu?

Tôi đoạt HCV với vai diễn trong vở “Cho cuộc đời bình yên” tại Liên hoan “Nghệ thuật sân khấu toàn quốc hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân”, vào thời điểm này, tôi đã biết mình trượt NSND. Nói vậy để hiểu, việc có trở thành NSND hay không, không ảnh hưởng gì đến niềm đam mê, sự nhiệt huyết, cống hiến cho nghệ thuật sân khấu của tôi.

Sáng nay, phía nhà hát Tuổi trẻ vừa tổ chức lễ trao Bằng khen, và các HCV, HCB cho tôi và các nghệ sĩ trong nhà hát. Tôi đoạt 2 HCV. Và hồ sơ xét tặng danh hiệu NSND của tôi thiếu 1 HCB, hồ sơ này phải hoàn tất vào tháng 5/2015.

Tất nhiên, nếu được xét tặng danh hiệu NSND kịp thời, đúng lúc, nghệ sĩ chúng tôi sẽ cảm thấy vui hơn, hạnh phúc hơn. Nhưng nếu không được, tôi cũng không vì thế mà “giảm nhiệt” với sân khấu.

 

{keywords}

{keywords}

NSƯT Minh Hằng đã có hơn 30 năm gắn bó với sân khấu và tham gia nhiều bộ phim truyền hình...

Với 2 HCV vừa đạt được, có nghĩa là, hồ sơ của chị đã hoàn toàn đủ “chuẩn” vào đợt xét tặng danh hiệu tới (năm 2018)?

Lúc đó, có lẽ tôi đã về hưu. Tôi gắn bó với sân khấu từ năm 1979 (khi tham gia diễn viên khóa I được đào tạo tại nhà hát Tuổi trẻ). Từ năm 1983 đến nay, thế hệ chúng tôi là thế hệ đầu tiên của nhà hát với những cái tên như Lê Khanh, Lan Hương, Chí Trung, Ngọc Huyền… Và sau hơn 30 năm gắn bó với sân khấu, chúng tôi đã sắp đến tuổi về hưu cả rồi.

Dẫu sao, tôi cũng không muốn trở thành NSND khi đã chết, hoặc khi đã về hưu.

Giá như, Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ sĩ hiểu cho rằng, nếu xét về sự cống hiến của nghệ sĩ- nên chăng hãy xét cả một hành trình dài họ cố gắng, nỗ lực với nghề chứ không chỉ xét trên vài tấm huy chương!

{keywords}

NSƯT Minh Hằng thời trẻ

{keywords}

NSƯT Minh Hằng sinh năm 1961 là diễn viên Khóa I của nhà hát Tuổi trẻ cùng với NSND Lê Khanh, NSND Lan Hương, NSƯT Chí Trung...

 

Đến bây giờ, đã hết thời gian để các nghệ sĩ kiến nghị. Tại sao khi dư luận tranh cãi gay gắt nhất, chị lại không hề lên tiếng?

Vào thời điểm biết mình trượt NSND, tôi hơi buồn chút. Tôi cho rằng, Hội đồng xét tặng- họ làm theo luật, và đã là luật rồi, thật khó để thay đổi, cho dù nó có hợp lý hay không.

Tôi rất cảm ơn khán giả và báo chí những ngày đó đã đấu tranh cho trường hợp của tôi và anh Trung (NSƯT Chí Trung). Ở thời điểm đó, quả thật, tôi mới hiểu hết được tình cảm của khán giả dành cho mình. Tôi rất xúc động.

Đấy, thành công lớn nhất của người nghệ sĩ thật ra là tình cảm nơi khán giả. Chất lượng vai diễn nằm ở sự đón nhận của khán giả. Những tình cảm ấy quý giá hơn tất thảy những tấm Huân, Huy chương.

Tôi cũng nghĩ, giá như, Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ sĩ “nhìn nhận” khác đi với trường hợp của tôi và anh Trung- chắc chắn, công chúng sẽ nhìn Hội đồng với ánh mắt khác.

Tôi biết, thời gian xét lại đã hết. Tôi cũng không cần xét lại vì điều đó với tôi không còn uy tín, không còn ý nghĩa nữa.

Vậy 3 năm nữa, chị có gửi hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND?

Tôi sẽ gửi. Bởi mỗi tấm HCV vừa có được đều là mồ hôi, nước mắt, là công sức nỗ lực của tôi. Để đoạt được một tấm HCV là vô cùng khó. Hội diễn 3 năm mới có một lần. Chưa kể, còn phải có vai, có vở hợp với mình…

Tôi sẽ gửi hồ sơ đề nghị để những ai đã không công nhận sẽ phải công nhận thì thôi.

Cũng giống như một câu chuyện vui, khi mình chào một ông già khiếm thính, ông ấy không nghe tiếng mình chào, mình sẽ chào đến khi họ trả lời thì thôi.

 

{keywords}

Minh Hằng và Chí Trung cùng trượt NSND đợt này

Khi nổ ra tranh cãi mỗi đợt phong tặng danh hiệu, có người cho rằng, nên hủy luôn việc phong tặng danh hiệu NSND- NSƯT, quan điểm của cá nhân chị?

Đó là một quan điểm cực đoan. Lại giống như khi anh không thể quản lý nổi, anh cấm luôn. Nếu không có mục đích để phấn đấu, nghệ sĩ làm nghề để làm gì? Không thể cào bằng như thế được. Sân khấu đã quá sập xệ rồi, đừng để sập xệ hơn nữa. Hãy để nghệ sĩ chúng tôi có động lực, có sự động viên để vững vàng “chiến đấu”.

Sau hơn 30 năm gắn bó với nghề diễn, đã đi qua đủ những thăng trầm với sân khấu, điều gì khiến chị muốn chia sẻ nhiều nhất khi nhìn lại hành trình này?

Tôi đã có 37 năm với sân khấu. Tôi cũng may mắn hơn những bạn bè đồng nghiệp khác khi có hậu phương vững chắc về kinh tế. Chồng tôi là một doanh nhân. Tôi không phải bươn chải cơm áo gạo tiền. Tôi làm nghề chỉ đơn giản vì yêu vì thích. Hầu hết, nghệ sĩ đều nghèo. Có khi, chết đi cũng chả có đồng nào trong người.

Vì thế, nói về nghề, nếu nói theo quan điểm tiêu cực, những hệ số “có ích” toàn bằng 0. Còn nói theo quan điểm tích cực, yêu nghề- nghề sẽ không phụ!

Theo Dân trí