Những thước phim ngọt ngào của Hollywood không chỉ nổi tiếng vì bố cục, góc quay, ý tưởng mà còn thành công nhờ diễn xuất nhập tâm như thể một đôi yêu thật sự của 2 diễn viên.

{keywords}
 

Breakfast at Tiffany's (1961): Đây là bộ phim kinh điển với phần hình ảnh duy mỹ, tạo dựng nhiều chuẩn mực mới cho điện ảnh và thời trang thế giới. Không khó hiểu khi Breakfast at Tiffany’s có rất nhiều cảnh phim nổi tiếng vì đẹp và giàu chất thơ. Cảnh hôn kết phim là một trong số đó. Sau những ngày tháng luẩn quẩn với trò chơi cút bắt ái tình, nàng Holly xinh đẹp cũng đã nhận ra tình cảm chân thành của anh hàng xóm Paul. Cả 2 đã có một nụ hôn ngọt ngào dưới cơn mưa nặng hạt của New York hoa lệ, chứng kiến nụ hôn đó là chú mèo Cat của Holly.

{keywords}
 

 

It’s A Wonderful Life (1946): Vì không muốn bị trói buộc vào hôn nhân, George đã cố lừa dối mình về cảm giác dành cho Mary. Dù vậy mỗi khi ở bên cô, anh đều không cưỡng lại được sự quyến rũ của Mary. Tình cảm của cả 2 bùng nổ bằng một nụ hôn vượt ngoài kiểm soát khi George vốn chỉ định ghé lại gần Mary để nghe điện thoại. Nụ hôn này sau đó đã góp mặt trong danh sách những cảnh hôn đáng nhớ nhất trên màn ảnh.

{keywords}
 

 Spiderman (2002): Cảnh hôn “treo ngược” của Spiderman nổi tiếng đến mức trở thành một trong những biểu tượng của loạt phim, đồng thời xuất hiện trong nhiều tác phẩm ăn theo của fan. Chỉ tháo bỏ một phần mặt nạ của Người Nhện, Mary Jane đã đặt lên môi Peter một nụ hôn ngọt ngào để cảm ơn siêu anh hùng đã bảo vệ cô. 

{keywords}
 

The Notebook (2004): Được xem là mọt trong những bộ phim lãng mạn nhất mọi thời đại, The Notebook không thể thiếu những cảnh hôn kinh điển. Nụ hôn mãnh liệt dưới mưa của Noah và Allie sau khi gỡ bỏ hiểu lầm của thời gian xa cách đã trở thành hình ảnh nổi tiếng nhất của bộ phim. Sau này, cứ nhắc đến cảnh hôn trong mưa, nhiều mọt phim sẽ tự động nghĩ ngay đến The Notebook.

{keywords}
 

 

Titanic (1997): Ngay cả với những người không yêu điện ảnh, nụ hôn trên mũi tàu của Jack và Rose trong Titanic cũng vô cùng quen thuộc. Lý do đơn giản bởi hình ảnh tuyệt đẹp này được chọn để xuất hiện trên poster phim và nhiều sản phẩm quảng bá khác. Trên nền nhạc My Heart Will Go On đầy cảm xúc, nụ hôn của Jack và Rose khiến người xem thăng hoa bởi sự lãng mạn và cái đẹp hoà quyện nhuần nhuyễn. Đây cũng là hình ảnh kinh điển bậc nhất của điện ảnh Hollywood thập niên 90.

{keywords}
 

From Here to Eternity (1953): Trên bãi biển ngập nắng, nàng Karen đã thì thầm cùng tiếng sóng rằng: “Em không hề biết một nụ hôn có thể tuyệt vời đến mức này”. Và quả thật nụ hôn của nàng và người yêu Milton là một thước phim đẹp tuyệt vời đối với người xem. Ở thời điểm năm 1953, những cảnh hôn thân mật trên phim vẫn bị xem là quá suồng sã nên nụ hôn trên bãi biển của From Here to Eternity đã bị cắt ngắn. Dù vậy cảm xúc mà cảnh phim mang đến vẫn được bùng nổ bởi diễn xuất của cặp diễn viên chính.

{keywords}
 

Romeo and Juliet (1968): Chuyện tình nổi tiếng nhất lịch sử kịch nghệ thế giới đã được đưa lên màn ảnh nhiều lần, tuy nhiên phiên bản năm 1968 là bản phim trung thành với nguyên tác nhất. Một trong những cảnh phim đáng nhớ nhất của phiên bản này là nụ hôn đầu của Romeo và Juliet trong đêm vũ hội. Sự ngây thơ nhưng chất chứa đam mê mãnh liệt được thể hiện khéo léo bằng diễn xuất ánh mắt, cử chỉ của diễn viên và góc quay cận tinh tế. 

{keywords}
 

Pride and Prejudice (2005): Thêm một chuyện tình kinh điển được đưa từ trang sách lên màn ảnh và để lại dấu ấn bởi những thước phim lãng mạn đến tan chảy. Khác với Romeo và Juliet, quý ngài Darcy và Elizabeth trong Pride and Prejudice không hề có sự gần gũi thể xác trong hầu hết thời lượng phim. Khán giả phải chờ đợi hơn 2 tiếng để được chứng kiến nụ hôn đầu của 2 người. Dù vậy sự chờ đợi này hoàn toàn xứng đáng bởi đây là một cảnh hôn tuyệt đẹp với ánh nắng mơ màng và cảm xúc thăng hoa.

{keywords}
 

 

Gone With the Wind (1939): Nam chính Rhett của Gone With the Wind nổi tiếng với lời thoại “Em nên được hôn và được hôn thường xuyên, bởi một người biết hôn”. Vì vậy Rhett cũng thường trao tặng Scarlett yêu dấu những nụ hôn ngọt ngào của “một người biết hôn”. Cảnh hôn của cặp đôi đến nay vẫn là một biểu tượng của điện ảnh Hollywood thời vàng son. 

{keywords}
 

Ghost (1990): Demi Moore đã có màn thể hiện ấn tượng trong bộ phim lãng mạn kỳ ảo Ghost, mà dấu ấn nổi tiếng nhất chính là những cảnh hôn. Nói không quá rằng chính nhờ những cảnh hôn đẹp ma mị mà Ghost xuất hiện nhiều hơn trong các bảng xếp hạng dành cho phim lãng mạn. Người xem hẳn sẽ chẳng thể quên nụ hôn của Molly với linh hồn người chồng đã mất, dù hư ảo nhưng vẫn rất mãnh liệt.

{keywords}
 

The Shape of Water (2018): Dù mới ra mắt nhưng The Shape of Water đã sớm được đánh giá là một trong những chuyện tình xúc động nhất trên màn ảnh. Nụ hôn trong làn nước xanh của chàng thủy quái và cô gái câm Eliza cũng nhanh chóng góp mặt trong danh sách những nụ hôn điện ảnh đẹp nhất. Không chỉ chinh phục khán giả bởi cảm xúc, cảnh phim còn được đánh giá cao bởi hình ảnh duy mỹ mang đậm màu sắc cổ tích.

Theo Zing