- Siêu phẩm mới của đạo diễn Christopher Nolan – cha đẻ của loạt bom tấn nổi tiếng đã khiến khán giả không thể rời mắt, khi tái hiện những phút giây hào hùng bằng cảm giác chân thật tuyệt đối về một trong những sự kiện quan trọng của của quân đội Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tháng 6/1940, vài tháng sau khi phát xít Đức tuyên chiến, quân đội Đức tràn qua biên giới các nước láng  giềng, xuyên thủng mọi vòng tuyến. Quân đội các nước thắng trận trong Đại chiến I vẫn đang mơ ngủ và thua liểng xiểng. Quân Đức dồn 400 000 lính Pháp, Anh, Bỉ vào một cái rọ ở Dunkerque (Dunkirk theo tiếng Anh) để tiêu diệt.


Clip: Trailer phim

Hitler đột nhiên cho dừng quân trong 3 ngày để xốc lại đội hình và cho lính bắn vòng ngoài, không quân xả súng bắn lính đồng minh đang tập kết trên bãi biển chờ di tản, tàu ngầm lượn xung quanh để tiêu diệt các tàu chiến hay khu trục có ý định vào đón quân đi di tản. Willson Churchill hy vọng di tản được 30 000 lính. Với các nỗ lực vượt bậc của những người ngư dân bình thường và cả những chiếc tầu quân sự, 338 000 người đã được di tản. 

Bộ phim Dunkirk của đạo diễn Christopher Nolan mở ra trong bối cảnh ấy. 1 nhóm lính trẻ của Anh chạy trối chết để rồi chỉ có 1 người trốn thoát được và tham gia vào đội quân đang chờ được di tản trên bãi biển. Chiến tranh hiện lên qua 3 góc nhìn của người lính bộ binh đang chờ di tản.
{keywords}

Ở góc nhìn thứ nhất, người lính vượt qua những nỗi sợ cứng người khi bị máy bay bắn, thả bom khi đứng trên bãi biển hay cầu tàu. Lên tàu thì tàu trúng ngư lôi chìm. Tìm được thuyền thì thuyền bị biến thành bia tập bắn cho tân binh Đức đến mức thủng lỗ chỗ và chìm. Một cái nhìn của sợ hãi, bất lực, phó thác vào số mệnh.

Chiến tranh được kể qua góc nhìn thứ 2 của những trận không chiến. Vào thời điểm đầu này của cuộc chiến, người Anh muốn tiết kiệm quân, tàu và máy bay phòng khi điều tồi tệ nhất xảy ra. Thế nên máy bay cũng chỉ có vài cái giao chiến với dàn máy bay Đức. 

{keywords}

Các cuộc không chiến được quay chân thực đến nghẹt thở chứ không phải dựng 3D. Hình ảnh cuối cùng trong phim khi người phi công Anh chiến đấu bắn rơi nhiều máy bay Đức và hết nhiên liệu phải hạ cánh xuống bãi biển và bị bắt làm tù binh thật đẹp và anh hùng. Cái nhìn của anh hùng, của người được cầm súng làm chủ vận mệnh của mình.

Chiến tranh hiện lên qua góc nhìn thứ 3: của một ngư dân già cùng con và cậu bé hàng xóm, vượt biển theo lời kêu gọi của chính phủ Anh để sang đón đoàn quân Anh bị mắc kẹt ở Dunkirk. 

Ông già điềm tĩnh, nhân văn. Thậm chí khi người lính Anh được ông cứu, hoảng loạn mất kiểm soát vô tình đánh chết đứa cháu, ông vẫn điềm tĩnh giải thích, làm việc cần làm và con trai ông cuối cùng cũng hiểu điều đó và thể hiện một sự nhân văn tột cùng khi nói dối người lính hoảng loạn kia là cậu bé vẫn ổn.Cái nhìn của sự điềm tĩnh, của sự tự nguyện hoàn thành nhiệm vụ tổ quốc giao cho rồi trở lại với vị trí khiêm nhường của mình.

{keywords}

Bộ phim dài 90 phút về đề tài cũ là chiến tranh thế giới thứ hai nhưng cách kể câu chuyện không hề cũ kĩ. Không quá lạm dụng kỹ xảo, cũng không xen lẫn tình yêu đôi lứa, những thông điệp tuyên truyền, có cảm giác đạo diễn kì cựu Christopher Nolan chỉ tập trung vào những góc cảm nhận cuộc chiến khác nhau từ 3 con người bình thường.

Bộ phim từ đầu đến cuối là những cảnh chiến tranh nhưng đạo diễn không muốn bộ phim của mình được xem ở tầng nghĩa thứ nhất này. Ông chia sẻ: "Cuộc di tản Dunkirk không phải là một bộ phim chiến tranh.... đây là bộ phim nhân văn nhất tôi từng làm. Đó là bản năng tồn tại". Theo tôi đó là một bộ phim về tình người, một sự cảnh báo về sự tàn bạo, vô nhân của chiến tranh.

{keywords}

Để đảm bảo tính chân thật của cốt truyện, Christopher Nolan đã mời nhà sử học Joshua Levine là cố vấn chuyên môn của bộ phim. Trong bối cảnh thế giới bất ổn về an ninh như hiện nay, bộ phim như lời cảnh báo về sự khủng khiếp của chiến tranh, sự cao thượng của tình người, ngợi ca sự bao dung. 

Dù mạch kể chính của đạo diễn vẫn là thì hiện tại "tôi muốn đưa người xem bước vào bộ phim ở thì hiện tại. Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu nhân vật ấy là ai và sau này người ấy thế nào" ông nói.

Ai đã xem Inception (Kẻ đánh cắp giấc mơ) hẳn còn nhớ tầng tầng ý thức chồng lên nhau tạo nên chiều sâu ảo diệu của bộ phim ra sao thì lần này Christopher Nolan cũng "chơi trò" vặn ngược lại đồng hồ. Dòng thời gian trôi đi nhưng đôi khi lại có những cảnh diễn tả những sự kiện trước đó. Trong chiến tranh ngay cả thời gian cũng bị đảo lộn. 

{keywords}

Vào thời điểm của những bộ phim bom tấn siêu anh hùng, những kỹ xảo điện ảnh không tưởng, những ngôi sao điện ảnh thì sự mộc mạc của những cảnh quay, sự bất lực đến tột cùng của những nạn nhân, sự "tầm thường" của những viên đạn bắn sượt, những đồng hồ xăng cơ học cổ lỗ, gương chiếu hậu để nhìn thấy kẻ muốn giết mình, những diễn viên không nổi tiếng... lại làm nên sự khác biệt mà vẫn hấp dẫn của các cảnh giao chiến. 

Cả bộ phim là một chuỗi sự kiện không ngừng nghỉ, không một cảnh yên bình, có cảm giác như đạo diễn "nhốt" khán giả vào một cái hộp cảm xúc sau đó lắc giật chiếc hộp trong suốt 106 phút để cảm xúc của khán giả lộn nhào lên.

Cuộc di tản Dunkirk không phải một bộ phim giải trí mà bạn có thể bình thản hút nước ngọt, nhai bỏng ngô thưởng thức mà là một khoảng thời gian suy nghĩ về những điều đã xảy ra trong lịch sử và cảm nhận cái đẹp của sự anh hùng, của sự hy sinh, của vị kỷ và của lòng nhân ái.

Một bộ phim không dễ xem được Hollywood đầu tư lên tới 150 triệu USD thực sự là một canh bạc lớn. Tuy nhiên, đây xứng đáng là một trong những bộ phim chiến tranh hay nhất từ trước đến nay và là phim xuất sắc nhất của đạo diễn Christopher Nolan. 

Nguyễn Đình Thành