- Nhiều tài liệu nghiên cứu đề cập đến chính sách và thực tế đào tạo liên thông ở các nước phát triển như Mĩ, New Zealand, Australia, Canada và một số nước Đông nam Á. Khi nói về ĐTLT ba cụm thuật ngữ thường được nói đến nhiều là articulation (quay chuyển hướng)- credit transfer (chuyển tín chỉ) - cross-sectoral qualification linkage (liên kết giữa các bậc học).
Chất lượng liên thông kém, lỗi tại Bộ?
Siết liên thông gây khó cho người học?
Đường vòng vào đại học không hẹp
SV cao đẳng bật lại quy định của Bộ
Ảnh Lê Anh Dũng |
Tổ chức UNESCO trong tiêu chuẩn phân loại giáo dục đã chỉ ra 6 mức (level) của trình độ đào tạo; một số trình độ có thể liên thông với nhau trong khi những trình độ khác mức khác không thể liên thông được và người học học xong chỉ có ra thị trường lao động.
Phân loại cho thấy xu hướng chung về sự phân luồng trong giáo dục và đào tạo theo những mạch chính sau: hàn lâm (academic), chuyên nghiệp (professional), và công nghệ (technology). Như vậy, liên thông trong đào tạo cũng cần có một trật tự và theo luồng cần thiết nhằm nâng cao tính kinh tế và chất lượng trong đào tạo nhân lực.
Ở Australia
Để có thể liên thông giữa các bậc học chủ yếu có bằng diploma (xét về khung thời gian đào tạo có thể tương đương với bằng THCN của ta) và bằng Advanced Diploma (tương đương với CĐ của ta trong hệ thống TAFE- Australia ) với bậc học ĐH và trên ĐH, điều đầu tiên cần phải có là khung trình độ quốc gia. Trên cơ sở của khung trình độ quốc gia, hầu hết các trường ĐH đều có chính sách thoả thuận công nhận tín chỉ ở bậc học dưới. Năng lực nghề nghiệp hoặc trình độ yêu cầu giữa các bậc học trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp được quy định khá rõ ràng.
Ví dụ, hệ thống TAFE ở Australia đào tạo ở các trình độ công nhân bậc I, II, III và IV, sau tiếp đến Diploma và Avanced Diploma. Mỗi bậc đào tạo đều được quy định kiến thức và kĩ năng đòi hỏi ở người học.
Hình thức ĐTLT ở Australia cũng khá đa dạng như ở Mĩ gồm:
- LT dọc - người học chuyển bậc học theo trình tự quy định từ trường THPT (high school) tới trường TAFE ( Australia) hoặc trường cộng đồng Mĩ (community college) và tới ĐH.
- LT ngang - người học di chuyển trong cùng một bậc học nhưng ở các chuyên ngành tương tự nhau hoặc khác nhau.
- LT ngược - người học chuyển từ bậc học cao hơn (đang học hoặc đã tốt nghiệp) tới bậc học thấp hơn. Trong một số trường hợp sinh viên đã học xong cao học (Post- graduate) vẫn có thể vào học trong các trường nghề để học thêm những kĩ năng đặc biệt khác và có thể không liên hệ với chuyên môn đã học ở bậc ĐH.
Ở Mĩ
Trong khi đó ở Mĩ, vào những năm 1970, ĐTLT cũng gặp nhiều rắc rối khi sinh viên học xong 2 năm tại trường cộng đồng (community college) và chuyển tới viện ĐH 4 năm. Những vấn đề nảy sinh là:
- Sự đối xử không bình đẳng giữa hai bậc học và sinh viên khi chuyển lên bậc học trên luôn bị đánh giá thấp bởi các giảng viên trong viện đại học. Phần lớn các viện ĐH 4 năm thường áp đặt những quyết định về ĐTLT đối với trường cộng đồng và không muốn từ bỏ quyền kiểm soát của họ nếu chính quyền tiểu bang không ra tay buộc họ phải đối xử bình đẳng với các trường cộng đồng.
- Sự không bình đẳng quyền lực trong quá trình ĐTLT gây ra những hậu quả bất lợi đối với chương trình đào tạo của các trường cộng đồng. Trước hết, sự tự do thiết kế chương trình đào tạo (curriculum) bị hạn chế vì trường cộng đồng ở địa vị thấp hơn phải “ mời chào” những khoá học để có thể được chấp nhận cho liên thông bởi các giảng viên đại học.
Chính vì vậy đã làm giảm đi sự năng động của các trường cộng đồng (mô hình trường cộng đồng ở USA có thể xem gần giống mô hình các trường THCN ở các địa phương của ta hiện nay) trong việc mở thêm khoá học mới đáp ứng nhu cầu của học sinh cũng như của thị trường lao động địa phương.
Thời gian gần đây, các trường cộng đồng bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo đã hợp tác có hiệu quả với các đại học để hình thành các tập đoàn trong việc ĐTLT và nghiên cứu.
- Hệ thống LT phức tạp. Liên thông dọc, ngang, lùi về - từ trường cộng đồng tới ĐH 4 năm sau lại quay trở về trường cộng đồng, liên thông ngược, liên thông đồng thời - học đồng thời cả hai trường ĐH 4 năm và trường cộng đồng.
- Khác nhau về văn hoá tổ chức giữa hai bậc học.
- Thiếu thiện chí, nhiệt tình và ngại thay đổi chương trình đã cản trở quá trình
ĐTLT. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dịch vụ tư vấn và cố vấn giúp cho quá trình này
diễn
ra thuận lợi hơn và sự tác động của nhà nước có vai trò không nhỏ trong việc đẩy mạnh
quá trình ĐTLT.
Ở Canada
ĐTLT cũng tiến hành từ giữa những năm 60 với các hình thức tương tự như USA và Australia. Những đặc điểm chủ yếu là:
- Phải có thoả thuận ĐTLT giữa các hệ thống, cơ sở đào tạo và các chương trình đào tạo.
- Bộ Giáo dục Canada tham gia quản lý nhà nước trong ĐTLT để đảm bảo chất lượng đào tạo và công bố những văn bản hướng dẫn để cho quá trình diễn ra được thuận lợi.
- Gặp khó khăn khi thực hiện ĐTLT như những vấn đề về nguồn lực, tài chính, sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo, trao đổi thông tin giữa các truờng bị hạn chế v.v.
- ĐTLT để cho phép học sinh học lên bậc học cao hơn, cần nhấn mạnh thành tích học tập và trình độ thực tế của sinh viên hơn là chỉ chú ý đến tính chất tương tự của ngành học hoặc khoá học. Nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong đào tạo.
- Nhiều sinh viên trong quá trình chuyển đổi đã gặp phải những khó khăn như không được công nhận tín chỉ do tham gia nhiều khoá học hơn mức cho phép, hoặc chọn nhầm khoá học hoặc tham gia không đúng theo trình tự khoá học đã được thiết kế.
Khu vực ASEAN
Đối với khu vực ASEAN, ĐTLT còn tương đối mới mẻ và còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Những điểm nổi bật có thể thấy là:
- Mức độ “mở cửa” để nhận học sinh từ bậc học dưới vào học ở bậc học đại học khác
nhau giữa các nước. Không có chính sách nhất quán giữa các trường đại học và thời
gian đào tạo không giảm bớt nhiều. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thiết
lập cơ chế kiểm định chất lượng tương đương trong ĐTLT và công nhận kết quả học tập
trước.
Trong khu vực ASEAN, Singapore là một nước có chương trình ĐTLT khá mềm dẻo, hiệu quả và đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về nhân lực. Thêm vào đó, điều kiện đi lại thuận lợi tạo cho người học dễ dàng hơn trong việc tham gia các khoá học theo kiểu part-time. Sinh viên hoàn tất một bằng diploma về polytechnic có thể vào học hầu hết các khoá học ở bậc đại học với những chuyên ngành tương ứng.
Đối với Thái Lan, những học sinh ở các trường nghề rất ít có cơ hội để vào học ở bậc đại học, đặc biệt là vào những trường đại học công.
- Hoàng Minh Tuấn (từ Singapore)