Qúa tải số lượng học sinh trong mỗi lớp học không phải là vấn đề riêng ở các trường tiểu học Việt Nam. Một trường tiểu học ở Norfolk (Scotland) mới đây đă đi ngược lại với quan niệm truyền thống:“lớp càng nhỏ thì càng tốt”, khi tổ chức một lớp với 71 học sinh. Ngôi trường đặc biệt này đă tìm ra phương pháp giảng dạy vừa tiết kiệm vừa hiệu quả trong bối cảnh số lượng học sinh ngày càng tăng lên.


Ông John Starling, hiệu trưởng trường tiểu học Bure Valley cho biết, lớp học do hai giáo viên, hai trợ giáo cấp cao và một trợ giáo nữa đảm trách.

Làm việc trong ngành giáo dục đă lâu, bà Alex Jellings quá thấu hiểu những khó khăn thách thức của ngành.

Tuy nhiên, với bà thì trường tiểu học Bure Valley, trị trấn Aylsham, Norfolk là một ngoại lệ. Bởi lẽ, đây là ngôi trường duy nhất có một lớp 3 lên đến 71 học sinh ở lứa tuổi từ 7 - 8, đông hơn rất nhiều so với con số tối đa 30 em theo quy định.

“Thật quá ngạc nhiên, nhưng là theo chiều hướng tốt…”, bà nói.

Lâu nay, sĩ số lớp học vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh căi.

Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1997, Đảng Lao động đă cam kết thực hiện tối đa 30 em/1 lớp nhà trẻ.

Ở Scotland, theo kế hoạch, sĩ số các lớp tiểu học thậm chí sẽ còn được giảm xuống dưới 25 em.

Đối với các trường tư, chính quy mô lớp học nhỏ (trung bình 9,2 em/1 lớp) đă thu hút phụ huynh đăng ký cho con em theo học.

Tuy nhiên, những năm gần đây, có rất nhiều cơ quan uy tín, từ Viện Giáo dục và tư vấn McKinsey đến OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế), đă công bố những báo cáo chỉ ra rằng, không có bằng chứng xác thực về mối quan hệ giữa quy mô lớp học với hiệu quả học tập.

Thậm chí, ngay cả nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Charles Clarke, trong một buổi hội thảo với các nhà giáo, cũng đă thú nhận rằng, việc Chính phủ tập trung vào quy mô lớp học đă không mang lại hiệu quả.

Câu chuyện ở lớp học 71

Ông John Starling, hiệu trưởng Trường tiểu học Bure Valley cho biết, lớp học do hai giáo viên, hai trợ giáo cấp cao và một trợ giáo nữa đảm trách.

Lớp học thử nghiệm hồi năm 2009, ban đầu bị nhiều ý kiến chỉ trích, phê bình. Tuy nhiên gần đây, mô hình lớp học này đă được xă hội biết đến và ca ngợi như một tấm gương tiên phong đổi mới giáo dục.

Helen Pope- giáo viên lớp 3, quyền phó hiệu trưởng nói rằng giáo viên phải hợp tác cực kỳ chặt chẽ với nhau.

"Đôi khi, chúng tôi làm việc theo các nhóm nhỏ, linh động từ 2-5 em/nhóm. Em nào chưa làm được theo hướng dẫn của giáo viên có thể được làm lại. Còn những em thông minh hơn sẽ có thể chuyển ngay sang những công việc thách thức hơn".

“Dạy học theo nhóm” là một mô hình “thời thượng” trong những năm 60, nhưng giờ đây đă quá mờ nhạt.

Ví dụ điển hình là St Joseph’s (một trường tiểu học ở Luân Đôn). Suốt 20 năm qua, trường đă áp dụng mô hình “hai giáo viên” đối với lớp nhà trẻ và tiểu học, mỗi lớp 40 em.

Trường nhận được nhiều lời khen ngợi và thường đứng đầu trong bảng xếp hạng liên hiệp SATS của thủ đô.

Do vậy, John Starling đã quyết tâm thuyết phục giáo viên, phụ huynh và chính quyền sở tại  “tạo ra bước nhảy vọt” và tham gia vào kế hoạch cấp tiến của ông.

Một phụ huynh tên Fiona Small kể lại: “Khi hiệu trưởng đề xuất ý tưởng, tôi đă nghĩ thật thiếu tính khả thi. Nhưng sau khi nghe giải thích tường tận, tôi đă tin tưởng hoàn toàn”.

Niềm tin đó giờ đây đă được đền đáp, cả cho học sinh lẫn giáo viên. Học sinh tiến bộ gấp đôi so với hồi còn lớp học truyền thống. Giáo viên phát triển kỹ năng nghề nghiệp mỗi ngày, bởi “phải sẵn sàng học hỏi lẫn nhau và không thể bó gọn mình trong môi trường sôi động ấy. Không thể dạy các em bằng các phương pháp truyền thống như xưa”, cô Helen Pope cho biết.

Với dự đoán sẽ cần 500.000 trường tiểu học đến năm 2018 - thời điểm các nguồn lực của thủ đô đều đă khan hiếm, mô hình lớp học này sẽ rất phù hợp trong tình hình mới, vừa giải quyết được vấn đề ngân sách, vừa dễ dàng quản lý.


  • Lơ Nguyễn (Theo Telegraph)