Thực ra, từ lâu phương Tây đã quá biết về phương pháp giáo dục truyền thống của phương Đông – nghiêm khắc tới tàn nhẫn, ép buộc chứ không tôn trọng sự lựa chọn của học sinh, đánh giá thành tích học qua điểm số, coi trọng thi cử, học thuộc lòng, ghi nhớ kiến thức có sẵn càng nhiều càng tốt, ít chú trọng sáng tạo, phản biện, tranh luận với thầy, với sách ...Khi dạy con, người châu Á không cần nghĩ tới chuyện chúng có vui sướng hay không mà chỉ lo làm sao cho chúng học giỏi, thi đỗ đại học, ra đời sẽ có đời sống bảo đảm.
TIN BÀI KHÁC
Trường ĐH 'nhiều cái nhất' ở Thủ đôCon tôi chỉ dùng 1/10 di động cho việc học
Du học ngoại, tìm chồng 'nội'
Phần 2: Mẹ Hổ dạy con như thế nào?
Phương Tây có phương pháp giáo dục khác hẳn, cha mẹ tôn trọng sự lựa chọn, sở thích của con chứ không ép buộc theo ý của cha mẹ. Đứa trẻ phải tự lập từ nhỏ đến lớn.
Phương Tây tự hào về truyền thống giáo dục của họ. Trên Slate.com ngày 9/2, Ray Fisman viết: Nếu Mary Gates và Karen Zuckerberg là “Mẹ Hổ” thì họ không thể nào tán thành con trai mình bỏ học ở ĐH Harvard để theo đuổi giấc mơ lập công ty riêng, và do đó chúng ta sẽ không có Microsoft và Facebook.
Vì sao dư luận Mỹ phản ứng gay gắt đến thế về cuốn Chiến ca của Mẹ Hổ? Vì tự ái chăng, khi Amy Chua nói các mẹ người Hoa “siêu” hơn các mẹ Âu Mỹ?
Nếu Mary Gates và Karen Zuckerberg là “Mẹ Hổ” thì họ không
thể nào tán thành con trai mình bỏ học ở ĐH Harvard để theo đuổi giấc mơ lập
công ty riêng, và do đó chúng ta sẽ không có Microsoft và Facebook. Slate.com |
Nhưng giờ đây hình như gió đã đổi chiều.
Thống kê cho thấy người gốc Á chỉ chiếm 4,5% số dân Mỹ nhưng lại chiếm 12-16%
tổng số thí sinh thi đỗ đại học ở Mỹ và 20% sinh viên các ĐH nhóm Ivy League; và
xu thế đó ngày một tăng.
Thành tích học tập của học sinh châu Á ngày càng trội hơn phương Tây. Cuộc thi
Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) cuối năm 2010 cho thấy phương Đông
bắt đầu chiếm ưu thế rõ rệt.
Trong 34 nước và lãnh thổ dự thi, Trung Quốc tham
gia lần đầu tiên lại có thành tích cao nhất, Mỹ đứng thứ 17. Hàn Quốc, Hong
Kong, Đài Loan đều đạt thành tích cao hàng đầu.
Nhiều năm qua, kinh tế Mỹ sa sút trông thấy trong khi kinh tế châu Á tăng trưởng
cao. Trung Quốc nhanh chóng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và sắp
vượt Mỹ. Giáo dục có vai trò gì trong chuyện ấy?
Người Mỹ bắt đầu xem xét lại
các khiếm khuyết trong nền giáo dục của mình. Đây không phải lần đầu tiên họ làm
như vậy.
Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo Sputnik, cả nước Mỹ rung
chuông báo động: khoa học và công nghệ Mỹ đang tụt hậu, chủ yếu vì giáo dục phổ
thông có vấn đề.
Chưa đầy một năm sau, Quốc hội Mỹ thông qua Luật Giáo dục quốc phòng Nhà nước (National Defense Education Act) đầu tư hàng tỷ USD cho cải cách giáo dục.
Mẹ Hổ Trung Hoa đã chạm vào nỗi đau của nước Mỹ, siêu cường này đang lo thua Trung Quốc và các quốc gia châu Á trỗi dậy trong cuộc chạy đua kinh tế ở thế kỷ XXI. Time |
Hơn 400 chuyên viên bỏ ra 4 năm nghiên cứu đề xuất Dự án 2061 – Các tiêu chuẩn tố chất khoa học cho người Mỹ (Project 2061: Benchmarks for Science Literacy) nhằm mục tiêu đến năm 2061, khi sao chổi Halley trở lại Trái đất lần thứ hai (lần đầu 1985), toàn thể người Mỹ được hưởng giáo dục đại học.
Mỹ đã thắng Liên Xô và Nhật trong cả hai cuộc chạy đua nói trên, nhưng lần này
thì sao? Khi đối thủ là một quốc gia gồm 1,4 tỷ người Hoa hừng hực khí thế muốn
đòi lại vai trò bá chủ địa cầu thời nhà Đường xa xưa của họ.
Có người ví, nếu năm 1957, tiếng “Bíp” của Sputnik Liên Xô báo động nền giáo dục Mỹ đã tụt hậu, thì giờ đây, khi người khổng lồ Trung Quốc sắp vượt Mỹ, khúc quân hành Chiến ca của Mẹ Hổ vang lên đang đánh thức người Mỹ tỉnh dậy sau hơn nửa thế kỷ say sưa với bao nhiêu thành công đã đạt được.
Chiến ca của Mẹ Hổ được dư luận quan tâm vì nó dường như muốn gợi ý phương Tây, nếu không để bị tụt hậu, thì nên tham khảo phương pháp giáo dục của phương Đông.
Không phải ngẫu nhiên mà tại Diễn đàn Kinh tế thế giới DAVOS, nhà kinh tế lừng danh Lawrence Summers lại tìm gặp và tranh luận với Amy Chua. Chắc hẳn vị Bộ trưởng Tài chính dưới thời Clinton, cố vấn kinh tế của mấy đời Tổng thống Mỹ ấy đã thấy rõ mối liên hệ giữa kinh tế với giáo dục.
Tạp chí TIME có lý khi viết: “Mẹ Hổ Trung Hoa đã chạm vào nỗi đau của nước Mỹ, siêu cường này đang lo thua Trung Quốc và các quốc gia châu Á trỗi dậy trong cuộc chạy đua kinh tế ở thế kỷ XXI.
Ngòi bút sắc bén của Amy Chua khiến cho các bà mẹ phương Tây bắt đầu tự hỏi:
Phải chăng chúng ta chính là kẻ thua cuộc mà bà ấy nhắc tới? Mẹ Hổ đang dạy lũ hổ con để chúng thống trị thế giới; còn thế hệ tương lai của phương Tây bị cha mẹ bỏ mặc không dạy dỗ, đang thiếu sự chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh toàn cầu ác liệt ấy.
- Nguyễn Hải Hoành (Tạp chí Tia Sáng)