- “Gần như 100% học sinh lái xe máy đều không có bằng. Nếu trong bán kính 1km không cho để xe máy thì học trò nào còn đi xe máy tới trường?” – Chia sẻ của lãnh đạo trường triển khai thí điểm.
THẢO LUẬN LIÊN QUAN:
Học sinh trần tình việc “không được đi xe máy”
Con tôi chỉ dùng 1/10 di động cho việc học
'Đi xe máy bị tai nạn mới... thời thượng'
Học sinh dùng di động và xe máy vì đua đòi
'Trong 2 giờ, HS của tôi nhắn 30 tin hôn nhau'
'Sao lại cấm em lái xe, dùng di động?'
Đâu phải giờ mới phạt
“Không phải chờ tới khi Sở GD-ĐT HN mở cuộc vận động thì trường mình cũng đã thực hiện chuyện này. Và làm rất kĩ, rất bài bản từ 10, 20 năm rồi” – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú, Nguyễn Hữu Chiệu cho biết.
"Nên cấm gửi xe máy trong bán kính cách trường khoảng 1km?" - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú, Nguyễn Hữu Chiệu đề xuất.
Trường cũng đã làm cam kết, cho phụ huynh kí từ đầu năm, mở cuộc sinh hoạt của trường phổ biến, tuyên truyền luật ATGT cho học sinh,…bài bản và đầy đủ”.
Về việc xử phạt học trò vi phạm giao thông, cô Nguyễn Thị Xuân Mai, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng cho biết: “Trước trường chỉ hạ một bậc hạnh kiểm nhưng để răn đe, trường quyết định hạ hạnh kiểm xuống trung bình ngay với học trò vi phạm lần đầu.
Lần hai tiếp tục hạ một bậc hạnh kiểm, lần sau thì sẽ ra hội đồng kỉ luật. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các em sẽ không đủ điều kiện lên lớp theo quy định”.
Cả hai vị lãnh đạo đều đồng ý với việc không thể và không nên cấm học trò lái xe máy tới trường hay sử dụng điện thoại di động “vì có luật pháp nào cấm các em đâu. Mình cứ theo luật pháp mà làm”.
Cử ai bí mật ghi hình?
“Làm sao mà bí mật được, lấy ai ghi hình, có ghi được không khi mà học trò vừa nhìn thấy mình, nếu có vi phạm sẽ lẩn đi” – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú phân trần: “Mà muốn phạt nghiêm nhưng trường cũng có “cái khó” của mình’.
“Nửa năm trước có trường hợp khi công an gửi danh sách học sinh vi phạm về trường, chúng tôi gọi gia đình lên làm việc thì phụ huynh bênh “con tôi vi phạm là do tôi cho nó đi xe tới trường, Anh trách gì cứ trách tôi đây” – Vị hiệu trưởng này chia sẻ.
“Có trường hợp cũng “cậy” mình biết người này người kia, nói trường “không được xử phạt con họ” mình lại phải làm rắn “ đây, số của sở đây, anh cứ gọi cho sở mà nói chuyện họ mới thôi”.
Về chuyện ghi hình học sinh vị phạm giao thông khi tới trường, Trường THPT Phan Đình Phùng đang tính biện pháp sẽ cử người chuyên biệt như đoàn trường, bảo vệ lo việc này. Máy ảnh và máy quay trường sẽ cung cấp.
Hiện nay trường đã có hai máy ảnh có thể tạm sử dụng được để ghi hình. Còn việc bắt trực tiếp theo lãnh đạo trường là rất khó. Và phạm vi ghi hình chủ yếu sẽ là trước cổng trường vào đầu giờ.
Để làm được việc này Trường THPT Phan Đình Phùng sẽ cân nhắc chọn người “có khả năng leo trèo để đứng trên nóc tòa nhà nào đó phóng máy xuống ghi hình”.
Trẻ được nuông chiều, mất ý chí phấn đấu?
Chuyện học sinh vi phạm giao thông, sử dụng di động trong giờ học,…theo thầy Chiệu hình thức kỉ luật của trường chủ yếu là kiểm điểm, phê bình trước toàn trường.
“Muốn hạ hạnh kiểm trường cũng có nhiều cái khó. Học sinh vi phạm giao thông chủ yếu là lớp 12 hạ hạnh kiểm xuống trung bình thì lo ảnh hưởng tới chuyện thi cử ĐH, sau này của các cháu rất nhiều. Thế nên biện pháp chính vẫn là giáo dục, răn đe”.
“Trường không lo chuyện của các cháu ảnh hưởng tới thành tích thi đua của trường mà lo ảnh hưởng tới tương lai của bản thân các cháu nhiều hơn” – Cô Nguyễn Thị Xuân Mai, Hiệu phó Trường THPT Phan Đình Phùng bổ sung thêm: “Các trường hợp vi phạm giao thông, sử dụng di động trong lớp học bị phạt lần 1 chưa có cháu nào vi phạm lần thứ 2”.
Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú khẳng định: “Học sinh phổ thông đi xe máy thì gần như 100% không có bằng, có điều mình có bắt, xử phạt hay không”.
“Bây giờ điều kiện các gia đình khá giả hơn nên không ít gia đình quá nuông chiều con. Thậm chí, có gia đình coi con như “vua” ở nhà, nhiều khi phụ huynh còn cho con dùng điện thoại xịn. Trẻ được nuông chiều, mất ý chí phấn đấu. Nhiều người mải mê làm giàu, con kèo nhèo nên mua cho để đỡ quấy rầy”.
Đề cập đến biện pháp ngăn chặn dứt điểm, theo thầy Chiệu: “Nếu trong bán kính 1km không cho để xe máy thì học trò nào dám đi xe máy tới trường? Nhưng, phần vì công an phường cũng “có nhiều việc”, hơn nữa, không cho các điểm trông xe quanh trường thì lại động đến “miếng cơm manh áo” của họ. Nên trường chỉ có vận động ý thức các cháu là nhiều”.
Văn Chung