- Tọa đàm "Thế nào là tư duy?" với GS Chu Hảo (GĐ NXB Tri thức, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) thu hút đông đảo khán thính giả nhiều lứa tuổi tham gia.
Không dễ hiểu với một số khán giả, nhưng cũng lại không khó hiểu với ai đã đọc những cuốn sách mới ra gần đây như "Nhập môn tư duy phức hợp", "Tri thức khách quan", "Sự nghèo nàn của Thuyết Sử luận", "Tư duy như hệ thống", "Cách ta nghĩ"... Diễn giả trình bày một hệ thống lý giải cá nhân - được ông tự viết sau khi đọc quá nhiều sách về tư duy đến "rối mù" và buộc phải tìm một phương cách riêng để sắp xếp.
Diễn giả - GS Chu Hảo |
Khán giả tọa đàm có nhiều người trẻ và cả các giáo sư, học giả |
Loài người bắt đầu tỉnh ngộ. Với các tác phẩm như "Nhập môn tư duy phức hợp", "Câu chuyện vô hình và đảo"..., các cách thức tư duy mới đã được dịch và giới thiệu tại Việt Nam. Khoa học tâm linh, triết học tâm linh bắt đầu được xem xét trở lại. Người ta hy vọng chúng sẽ giúp giải quyết các vấn nạn về xã hội, kinh tế và môi trường mà các cách tư duy trước đây đã thất bại và để lại hậu quả nặng nề.
Trong bối cảnh Việt Nam, chia sẻ của nhà giáo Phạm Toàn đã đúc kết lại phần lý thuyết của buổi tọa đàm "Thế nào là tư duy?" bằng một định nghĩa mang tính hành động "Tư duy là tìm cách giải quyết vấn đề". Và ông kết luận, tư duy (phản biện, phức hợp, sáng tạo...) - lẽ ra đã phải được bồi đắp qua hệ thống giáo dục, thì nay - thế hệ trẻ Việt Nam nên tự tìm ra cho mình thông qua con đường tự học.
Hồ Hương Giang