- Hạng mục "Nghiên cứu" của giải thưởng Phan Châu Trinh lần 6 trao cho vị giáo sư sử học tròn 90 tuổi và hiện đang sống tại Pháp. Ông là cha của Nguyên Lê - nhạc sĩ gốc Việt nổi tiếng thế giới về Jazz/ world music.

TIN BÀI KHÁC


Năm nay Quỹ văn hoá Phan Châu Trinh (tiền thân là Quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh với mục đích khuyến khích, tôn vinh các công trình nghiên cứu văn hóa đặc sắc; tổ chức phổ biến các giá trị văn hóa Việt Nam và thế giới) sẽ trao giải thưởng lần thứ 6 vào ngày 29/03 tới.

Từ năm 2007 đến năm 2011, một số dịch giả, nhà khoa học, nhà văn hóa trong và ngoài nước đã được trao giải như: Bùi Văn Nam Sơn, Lê Hồng Sâm, Nguyễn Đình Đầu, David Marr, Hồ Ngọc Đại, G. Condominas, Hoàng Tụy, Kevin Bowen, Nguyễn Sự, Nguyễn Văn Khoa, Alain Ruscio...

Hệ thống Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh bao gồm các giải: “Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục”, “Dịch thuật”, “Việt Nam học” và giải "Nghiên cứu" cho các nhà hoạt động giáo dục, văn hóa, nhà khoa học, dịch giả trong và ngoài nước.

Giải thưởng năm 2012 (sắp trao) gồm 4 giải thưởng, được trao cho 6 cá nhân:

Giải Vì sự nghiệp Văn hóa và Giáo dục được trao cho bà Bùi Trân Phượng (Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen) và ông Vũ Đức Hiếu, Giám đốc Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường.

Bà Bùi Trân Phượng (Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen) và ông Vũ Đức Hiếu

Giải Dịch thuật cho ông Chu Tiến Ánh và ông Phạm Duy Hiển (bút danh Phạm Nguyên Trường)

Một số tác phẩm dịch thuật của ông Chu Tiến Ánh

Phương pháp 6: Đạo đức học
Tác giả: Edgar Morin, phát hành năm 2012.

Nhập môn tư duy phức hợp
(Introduction à la pensée complexe)
Tác giả: Edgar Morin, phát hành bản tiếng Việt năm 2009



Tác phẩm dịch thuật của ông Chu Tiến Ánh

Ông Chu Tiến Ánh chủ yếu dịch các tác phẩm của Morin. Sinh tại Paris năm 1921, Edgar Morin là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của nước Pháp đương đại. Vừa là nhà xã hội học, nhân học và triết học, ông đã xuất bản khoảng năm mươi cuốn sách có ảnh hưởng lớn đến tư duy của thời đại chúng ta.

"Cả đời mình, tôi chưa bao giờ chịu nổi thứ tri thức bị xé vụn, chưa bao giờ đủ sức tách một đề tài nghiên cứu khỏi bối cảnh của nó, khỏi những gì có trước nó, khỏi tương lai của nó. Tôi luôn khao khát có được một tư duy đa diện. Tôi chưa một lần đủ sức loại bỏ mâu thuẫn nội tại. Tôi lúc nào cũng cảm thấy chính những chân lý sâu xa, đối kháng nhau, là những gì bổ sung cho nhau trong khi vẫn không ngừng đối kháng. Tôi chưa bao giờ muốn tìm cách cưỡng lại sự bất định và tính mơ hồ."

Nếu tính phức hợp không hẳn là chìa khóa của vũ trụ mà chỉ là thách thức cần đối mặt, thì tư duy phức hợp cũng không phải là nhằm để né tránh hoặc thủ tiêu thách thức, mà là để giúp làm bộc lộ và đôi khi thậm chí để vượt qua thách thức ấy." (Edgar Morin)

Một số tác phẩm dịch của ông Phạm Nguyên Trường:

Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử, 1660 - 1783 (phát hành năm 2012)
Tác giả: Alfred Thayer Mahan

Thị trường và Đạo đức (2012)
Tác giả: Tom G. Palmer

Khảo lược Adam Smith (2010)
Tác giả: Eamonn Butler

Đường về nô lệ (2009)
Tác giả: F.A. Hayek

Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội (2009)
Tác giả: N.M. Voskresenskaia, N.B. Davletshina


Sách dịch của ông Phạm Duy Hiển (bút danh Phạm Nguyên Trường)

Giải Nghiên cứu: nhà sử học - Giáo sư Lê Thành Khôi

Giáo sư Lê Thành Khôi năm nay tròn 90 tuổi. Con trai ông là Lê Thành Nguyên (Nguyên Lê) hiện đang là một nhạc sĩ jazz/ world music nổi tiếng thế giới

Giáo sư Lê Thành Khôi sinh ngày 3/5/1923 tại Hà Nội. Ông sang Pháp năm 1947, bảo vệ luận án tiến sĩ kinh tế học năm 1949. Ông từng giảng dạy ở nhiều trường đại học, trong đó có ĐH Paris (Khoa Luật và Kinh tế học), ĐH Nanterre. Giáo sư Lê Thành Khôi đã xuất bản khoảng 42 cuốn sách. Tác phẩm Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1858" (“Histoirre du Vietnam des origines à 1858”, xuất bản tại Paris năm 1982) của ông rất nổi tiếng. Năm 2003, ông nhận huân chương Chevalier de l'ordre des Arts et des Lettres.

Giải Việt Nam học: nhà Việt Nam học người Pháp - Giáo sư Philippe Langlet

Một cuốn sách của ông Philippe Langlet

Philippe Langlet là giáo sư sử học, tiến sĩ chuyên ngành phương đông, đã dịch thơ thiền của Việt Nam ra tiếng Pháp (tập "Thiền Uyển Tập Anh"). Ông giảng dạy ở Đại học Paris 7. Ngoài các công trình khoa học, Philippe Langlet  còn sáng tác thơ.

Hồ Hương Giang