Các tin liên quan |
Đại học tư kêu cứu bị trường nhà nước chèn ép Gần 50.000 SV trước nguy cơ giải thể đại học |
Hiệu trưởng Trường ĐH FPT Lê Trường Tùng phân tích: Tổng chỉ tiêu tuyển mới công bố trong cuốn "Cẩm nang tuyển sinh 2013" là gần 625.000 chỉ tiêu. Trong khi đó, năm 2012 khối trường công chật vật chỉ tuyển được hơn 465.000 thí sinh.
Mục tiêu năm nay, các trường công đăng ký tuyển trên 512.000 trong tổng gần 625.000 chỉ tiêu. Ông Tùng ví von, nếu tuyển đủ thì là một kỳ tích bởi nguồn tuyển là học sinh phổ thông tăng không đáng kể. Khi chỉ tiêu nhiều, các trường công nếu áp dụng triệt để các biện pháp để tuyển cả trường công, trường tư lấy đâu nguồn tuyển?
Hiệu trưởng Trường ĐH FPTLê Trường Tùng (Ảnh: Văn Chung) |
"Khi đó hạ điểm sàn cũng không tác dụng” - ông Tùng quả quyết. Nếu Bộ GD-ĐT muốn nâng chất lượng giáo dục ĐH phải giảm chỉ tiêu trường công, khống chế ngay lập tức chỉ tiêu để tăng tiền đầu tư trên mỗi sinh viên.
Lộ trình được vị hiệu trưởng đề xuất là mỗi năm giảm 7% chỉ tiêu các trường công. Chỉ cần thế trong 5 năm, tổng chỉ tiêu trường công chỉ còn 65%. Như vậy, sẽ tạo điều kiện cho trường tư tồn tại...
Ông Tùng đề nghị Bộ GD-ĐT cần sớm có quy hoạch lâu dài hệ thống các trường ĐH nhằm tạo sân chơi bình đẳng, lành mạnh giữa “công và tư”.
“Nếu coi số trường NCL tăng 59 trường trong 10 năm là “nấm sau mưa” thì tỉ lệ này của các trường công lập phải gọi là “siêu nấm” với 158 trường mới/được nâng cấp từ TCCN, CĐ lên CĐ và ĐH” - lời ông Tùng.
GS Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long cho rằng, khó khăn tuyển sinh của các trường NCL sâu xa do quy hoạch mạng lưới ĐH, CĐ bất hợp lý.
“Kinh tế thấp kém mà quá nhiều trường như hiện nay thì dù có đề nghị phương án tuyển sinh nào rồi các trường sẽ lại gặp khó khăn. Mạng lưới ĐH công của Việt Nam quá lớn” – GS Sính nhận định.
Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long Hoàng Xuân Sính (Ảnh: Văn Chung). |
Bà dẫn dụ: “Đến Trường ĐH Lương Thế Vinh (Nam Định) thấy xung quanh là 3 ĐH công lập được nâng cấp lên từ các trường CĐ. Tôi nghĩ có cố gắng đến mấy trong tương lai trường cũng sẽ sập. Rồi những trường như CĐ nghề ASEAN nhiều vốn nhưng cơ ngơi xây xong không có sinh lấy đâu vốn duy trì, phát triển....”
2 điểm sàn là “cách làm lười”
Trong tình thế từ nay đến 2015, Bộ cương quyết giữ “ba chung, điểm sàn” thì năm 2013 Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đưa ra cách làm mới với 2 điểm sàn: trên và dưới để mở rộng nguồn tuyển kết hợp xét điểm thi đại học và thi tốt nghiệp lấy ý kiến dư luận.
GS Sính cho đây là “cách làm của người lười. Việc đơn giản hơn là Bộ không ra đề đánh đố”.
Ủy viên HĐQT Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà Đỗ Văn Chừng bổ sung: “Các trường ĐH tốp trên cũng cần ý thức, tự trọng rằng họ đào tạo tinh hoa, hưởng chính sách lớn thì điểm đầu vào cần cao hơn chứ không thể bằng điểm sàn như hiện nay.”
Đồng quan điểm, Hiệu trưởng Trường CĐ ASEAN Nguyễn Văn Tạo cho rằng dù đưa ra phương án 2 điểm sàn thì nguồn tuyển của trường NCL vẫn khó khăn khi nguồn tuyển trường công năm nào cũng tăng. Các trường sẽ có nhiều cách để hút thí sinh.
Chủ tịch HĐQT Trường CĐ Công nghệ Đông Á - Nguyễn Ngọc Chu đề xuất, Bộ cần bỏ điểm sàn. Thi 3 môn chỉ tốt cho một số em giỏi văn hóa, nhiều em giỏi về kĩ thuật,…thì sao? Dựa vào đó mà gạt các cháu điểm thấp ra là lãng phí. Đầu vào có thể thấp nhưng quá trình đào tạo rất quan trọng.
Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi Nguyễn Văn Nhã đề xuất một “trung tâm thi” như sát hạch lái xe, khám sức khỏe sẽ “mở quanh năm. Ai có nhu cầu đến thi. Nếu vượt qua sẽ được cấp bằng, giảm áp lực thi cử”.
Văn Chung (ghi)