- Sáng 17/4, làm việc với Sở GD-ĐT Hà Nội, Đoàn giám sát của Văn phòng Chủ tịch nước đề nghị cho ý kiến "Môn Đạo đức, Giáo dục công dân (GDCD) trong trường học mỗi tuần 1 tiết có đủ?" 

Các tin liên quan

Món quà lớn cho giáo viên dạy đạo đức

Đạo đức, lối sống sinh viên đang tụt dốc

Tung clip 'nóng' lên mạng có phi đạo đức?

"Dư luận về chương trình đào tạo môn này hiện nay có hai luồng: 1 luồng cho là 1 tiết/tuần là quá ít" - ông Nguyễn Chí Thành, trợ lý phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đặt vấn đề.  

Nhưng có ý kiến cho rằng cần lồng ghép tích hợp vào các môn. Song bản thân các thầy cô giáo dạy các môn khác cũng chưa kham nổi môn của mình thì lồng ghép tích hợp thế nào? Hà Nội có giải pháp nào khắc phục đời sống cho giáo viên dạy các môn phụ này?...

Làm việc tại Trường THCS Ngô Sỹ Liên, ông Thành tiếp tục đặt câu hỏi: “Trường đã thật lòng đặt môn GDCD với đúng vị trí của nó trong nhà trường?”

Đại diện phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội bà Mai Nhị Hà nêu thực tế: Môn Đạo đức ở tiểu học, các giáo viên ngoại thành còn hạn chế trong việc tự bồi dưỡng. Gia đình học sinh cũng chưa quan tâm nhiều.

{keywords}
“Môn Đạo đức, GDCD  trong trường học mỗi tuần 1 tiết có đủ?” - Ông Nguyễn Chí Thành, trợ lý Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan. (Ảnh: Văn Chung)

Vẫn theo bà Hà: “1 tiết đạo đức/tuần là quá ít. Ở tiểu học mỗi bài đạo đức có 2 tiết. như thế để xong một bài đạo đức, giáo viên phải dạy 2 tuần. Khó khăn cho giáo viên và học sinh trong tiếp thu bài giảng”.

Ý kiến khác của Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng chương trình giáo dục hiện nay còn nặng nề, ôm đồm như lớp 11 một số nội dung về kinh tế đã cũ, lớp 12 học sinh phải học về chính sách pháp luật rất vất vả.

Trong khó khăn khi giáo viên Văn cũng kiêm nghiệm dạy GDCD, hiệu trưởng Trường THCS Ngô Sỹ Liên Lý Thị Lương khẳng định: trường không chỉ chú trọng dạy GDCD trong tiết
học mà còn đề cao trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong hình thành nhân cách cho học sinh.

Phó GĐ Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống cho hay: “Thực tế, nhiều đơn vị tổ chức muốn vào trường học để dạy môn học kĩ năng sống nhưng sở gặp khó khăn khi thiếu bộ tài liệu để dạy môn học này.”

"Do đó, Bộ GD-ĐT cần có biện pháp cụ thể để nâng tầm môn GDCD được như các môn học khác đúng như vị trí, vai trò vốn có của nó" - ông Thống đề xuất.

{keywords}
Đoàn giám sát của Văn phòng Chủ tịch nước làm việc với lãnh đạo Trường THCS Ngô Sỹ Liên, Hà Nội sáng 17/4. (Ảnh: Văn Chung)

Theo đó, Bộ cần chỉ đạo xây dựng những quy định về lời nói, hành vi trong giao tiếp ứng xử một cách mẫu mực, lồng ghép giảng dạy trên lớp với các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể của trường, lớp..."

Hà Nội là tỉnh thứ 11 trong số 15 tỉnh thành trên cả nước được đoàn công tác của Văn phòng Chủ tịch nước khảo sát về đạo đức của học sinh. Tại mỗi tỉnh, đoàn cũng chọn đi thực tế khoảng 3-4 trường. Dự kiến, tháng 5 văn phòng chủ tịch nước tổ chức hội thảo toàn quốc về vấn đề này.
  • Văn Chung