- "Luôn luôn đặt ra những câu hỏi, nhưng không tỏ thái độ bất kính với người được hỏi, là một cách để kiếm tìm sự minh bạch", là nội dung bài luận của ông Robert J. Zimmer, Hiệu trưởng thứ 13 của ĐH Chicago.

TIN LIÊN QUAN

"Live the question" không phải chỉ một khẩu hiệu suông mà đã trở thành một cách nghĩ, một đường hướng tiếp cận thế giới với những yêu cầu khắt khe. Nhưng qua đó thể hiện bầu nhiệt huyết vượt qua những thách thức nhằm tìm ra ý tưởng sáng tạo và sức mạnh để thay đổi xã hội cũng như cuộc sống của mỗi con người.

Luôn đặt ra các câu hỏi, nghe thì dễ nhưng thực tế không hề đơn giản. Nó đòi hỏi phải có một tư tưởng chấp nhận rủi ro luôn ưu tiên cho điều tra, phân tích và các vấn đề phức tạp hơn là lựa chọn những giải pháp dễ dàng.
Robert J. Zimmer, Hiệu trưởng thứ 13 của ĐH Chicago. Ảnh: Bùi Tuấn.

Nói cũng đòi hỏi một thói quen thách thức những giả định của người khác, thậm chí ngay khi đang phân tích và thẩm tra họ. Và một điều quan trọng nữa là, biết đặt ra câu hỏi nhưng cũng phải biết lắng nghe câu trả lời.

Tính đơn giản của việc đặt ra câu hỏi có thể trái ngược với tính phức tạp của vấn đề. Làm thế nào để tạo ra đủ năng lượng giúp một lượng dân số khổng lồ thoát nghèo trong khi có thể tối thiểu hóa những ảnh hưởng đến khí hậu?

Khi thành lập ĐH Chicago hơn 100 năm trước, William Rainey Harper đã đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để xây dựng được một trường ĐH mà những nghiên cứu cơ bản của nó có thể đóng góp một phần vào quá trình phát triển của xã hội?

Những người kế nhiệm và bao lớp sinh viên sau này đều đặt ra những câu hỏi tương tự. Tuy nhiên, những câu hỏi của họ, dù rất cơ bản nhưng vô cùng phức tạp: Làm thế nào để gắn kết khoa học với kinh tế nhằm tìm ra những phương thức sản xuất năng lượng mới?

Làm thế nào để những xã hội và nền kinh tế khác nhau có thể tạo được ảnh hưởng lẫn nhau? Trước khi có câu trả lời, người ta phải có một khung để phân tích và bình luận, đặt nền móng cho những phát hiện, những hiểu biết hoặc những hành động cụ thể.

Thường thì các câu hỏi đều có câu trả lời. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ. Cách nào tốt nhất để dạy cho trẻ sinh tồn trong xã hội hiện tại và trong tương lai?

Các truyền thống lịch sử của các nền văn hóa trên thế giới có ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào? Có thể trả lời những câu hỏi khó và làm sáng tỏ những câu hỏi khác đòi hỏi phải có một tri thức sâu rộng khi phát triển và đánh giá các lập luận.

Các lập luận có thể được hỗ trợ bởi những dữ liệu, nhưng dữ liệu không phải lúc nào cũng làm sáng tỏ mọi vấn đề. Thường thì những lập luận khác nhau của cùng một câu hỏi sẽ phát triển theo chiều hướng đối ngược.

Do vậy, việc một câu hỏi ban đầu lại dẫn đến rất nhiều câu hỏi khác là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, quá trình này có thể giúp vấn đề sáng rõ hơn là chọn những giải pháp nhẹ nhàng và cứng nhắc.

Đây cũng chính là điều mà Rilke tư vấn cho một nhà thơ trẻ. Một thế kỷ sau, họ nắm bắt được nguyện vọng của sinh viên đến đây theo học, hòa mình với những học giả cho rằng luôn đặt ra câu hỏi là một điều tất yếu trong cuộc sống, thậm chí ngay cả khi việc này chỉ khiến người ta băn khoăn về thế giới hơn.

Cũng trong lá thư viết cho nhà thơ trẻ này, ông đã khích lệ: “…hãy kiên nhẫn với tất cả những gì còn khúc mắc trong trái tim bạn. Hãy yêu lấy những câu hỏi của chính mình…”.

Định hướng đó đã giúp cho biết bao lớp sinh viên và giảng viên của chúng tôi thách thức với những kiến thức đương đại, xác lập những chuyên ngành mới, đóng góp một cách sáng tạo vào những nỗ lực của toàn nhân loại và thậm chí thách thức với cả thế giới. Đó chính là chìa khóa dẫn đến sự giàu có và thành công.

  • Lơ Nguyễn (Theo Wall Street Journal)