- Sáng 4/5, tại Hà Nội đã diễn ra buổi lễ tuyên dương và trao thưởng học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử năm học 2012 - 2013.

Nỗi buồn của giáo sư Lê

 Phát biểu tại buổi lễ GS.Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tỏ nỗi buồn khi cho biết, năm 2012, chỉ có 13 học sinh trong số 211 em (chưa tới 10%) đoạt giải học sinh giỏi quốc gia môn học này được tuyển thẳng chọn theo ngành sử ở bậc ĐH (khối C).

Cụ thể: Khoa Lịch sử ĐH Sư phạm Hà Nội có 9, ĐH Sư phạm Đà Nẵng có 3, ĐH Khoa học xã hội Nhân văn, ĐHQG TP.HCM có 1, tổng 13.

{keywords}
  Lý Thị Hoàn, Giải Nhì: “Em đã chọn theo học ngành Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà
Nội với mong muốn mang hiểu biết và đam mê truyền cho học trò”.

Dù cho rằng đây chưa phải là thống kê đầy đủ, mới qua thông tin của một số trường nhưng vị GS gạo cội của ngành sử học nước nhà không giấu được nỗi buồn: “Ngay các trường ĐH cũng chưa tạo nên sự hấp dẫn, lựa chọn của học sinh giỏi môn này”.

Câu chuyện học sinh xé đề cương ôn tập môn sử khi không có môn này trong kỳ thi tốt nghiệp được GS nhìn nhận: “Môn Lịch sử chưa được đặt đúng vị thế của nó trong nền giáo dục phổ thông và chế độ thi cử nặng nề đã tác động cơ học tập của HS theo chiều hướng tiêu cực”.

Ông nhắc lại đề nghị cần coi đây là một trong những môn học cơ bản, bắt buộc ở bậc phổ thông với chức năng thực sự là bồi dưỡng năng lực và phẩm chất con người.

Ngay tại buổi lễ sáng nay, nhiều học sinh cũng tâm sự sẽ không chọn theo ngành sử. Giải Nhất Phùng Thị Bích Phương (Lớp 12 Sử, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định) cho biết sẽ chọn theo ngành khối D theo ý của bố mẹ.

Tại buổi lễ, câu chuyện “xé đề cương ôn thi môn Lịch sử” được khơi lại.

Lỗi trên, theo Bích Phương đến từ cả phía người dạy và người học. Môn học này trong trường phổ thông còn khô khăn, nặng về lý thuyết. Thầy cô không có phương pháp dạy đủ hấp dẫn và học trò không thấy hứng thú trước những con số, sự kiện dài dằng dặc. Các bạn đã không thích sẽ càng không học, không coi trọng.

Bích Phương cho rằng: “Để hấp dẫn, cần bớt đi dạy lý thuyết để thay bằng việc các bạn được hướng dẫn để tự học; sau đó nêu ý kiến về vấn đề được cô đưa ra. Cũng có thể tăng cường việc đi tham quan, dã ngoại tới các địa danh lịch sử, bảo tàng để mỗi bạn bồi bổ tình yêu môn sử”.

Cùng trường, cũng đoạt giải Nhất và chung nỗi niềm với Bích Phương - bạn Trần Thanh Quang cảm thấy buồn vì năm nay thi tốt nghiệp THPT không có môn Lịch sử. 

{keywords}
Giải Nhất Trần Thanh Quang (Lớp 12 Sử, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam
Định) khẳng định sẽ theo nghề giáo dạy sử trọn đời.

“Nhiều người nghĩ đó là môn phụ. Nhưng không lựa chọn trong các kỳ thi phổ thông và các kỳ thi khác là một sự mất mát" - Thanh Quang nhìn nhận.

Còn việc xé đề cương”là tiếng chuông cảnh báo cho thực trạng HS không thích học môn sử và cả xã hội đã có nhìn nhận không đúng về môn học này. Nó cũng sẽ đặt ra cho những nhà quản lý GD, những người đam mê lịch sử phải suy nghĩ...".

Lóe tín hiệu vui

Lý Thị Hoàn (Lớp 12C, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Yên Bái) – một trong số người đoạt giải Nhì - cho rằng: “Học lịch sử vừa giúp bạn hiểu biết về hiện tại vừa có thể định hướng tương lai. Môn học này có nhiều con số nhưng biết cách gắn với ngày đáng nhớ như ngày sinh của bạn thì áp lực học sẽ giảm xuống”.

Theo Hoàn: “Càng học lên cao hay sau vào đời đi theo lĩnh vực nào đó, bạn đều phải có kiến thức về sử. Bạn giỏi tự nhiên nhưng không am hiểu lịch sử có thể cách giải quyết một vấn đề sẽ không phù hợp, thậm chí thiếu chính xác”.

Tương lai, cô bạn đã chọn theo học ngành Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với mong muốn mang hiểu biết và đam mê truyền cho học trò. Đây cũng là lựa chọn của Trần Thanh

Quang và một số học sinh giỏi khác, dù rằng nghề giáo còn nghèo, vất vả.

Cả hai tâm sự: “Một khi có đam mê thì dù thi hay không thi bạn sẽ vẫn học thường xuyên, khám phá với niềm thích thú”.

Cùng đoạt giải Nhì - Đặng Đức Kiên (lớp 11 Trường Chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn) chia sẻ: “Việc học sử thực sự không quá khó, chỉ cần có đam mê và phương pháp học tập thích hợp. Mình hay dùng bản đồ tư duy để nắm sự kiện toàn diện. Các bạn chỉ học từng câu chữ nên không thấy cái hay”. 

{keywords}
  Giải Nhất Phùng Thị Bích Phương (Lớp 12 Sử, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong,
Nam Định) cho biết sẽ chọn theo ngành khối D theo ý của bố mẹ.  

“Nếu là giáo viên, mình sẽ cố gắng truyền niềm đam mê tới học trò. Mình sẽ áp dụng cách học mới lạ hiệu quả như trong giờ học không giảng từ đầu đến cuối mà đan xen các trò chơi, câu chuyện lịch sử vừa để trò giải trí và có thể nhớ lâu.

Bản thân mình cũng thấy chương trình hiện nay là nặng, cần điều chỉnh giữ những phần chính, các diễn biến từng cuộc kháng chiến hay nền văn hóa không nên dài dòng, chỉ cần tóm tắt” – Đức Kiên nêu quan điểm.

  • Văn Chung