- Chiều 9/7, TS kết thúc bài thi ĐH môn Lịch sử. Nhiều TS cho biết, đề thi câu hỏi đã dùng trong kỳ thi đại học 2012 nay hỏi lại khiến nhiều em chủ quan, không học nên không làm được.

Nguyễn Thị Hồng Tươi, học sinh lớp 12 Trường THPT Yên Khánh B, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình cho biết: "Em cùng nhiều bạn bất ngờ vì một phần câu hỏi năm ngoái đã hỏi ở kỳ thi đại học 2012. Đó là phần lịch sử giai đoạn 1965-1975 nên không làm được".

{keywords}
Thí sinh sau giờ thi môn Lịch sử chiều 9/7. (Ảnh: Văn Chung)

Cũng như nhiều TS - Tươi chủ quan khi không học kĩ nên câu hỏi 3 về: "Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) ở miền Nam là gì? Nêu những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" em làm không tốt.

Nguyễn Thị Thảo, thi vào ngành Xã hội học, Trường ĐH Khoa học Xã hội&Nhân văn Hà Nội cũng cho rằng đề thi năm nay có phần khó dù kiến thức vẫn tập trung chủ yếu vào chương trình SGK lớp 12. Thảo cũng cho rằng câu hỏi 2 là câu phân loại thí sinh. "Nếu hiểu không sâu sắc vấn đề thì không phân tích được câu hỏi cũng như trả lời đúng ý".

Đến từ Duy Tiên, Hà Nam - TS Nguyễn Thị Thu Chinh, học sinh Trường THPT Duy Tiên B cho biết, đề không khó, không hỏi lắt léo mà hỏi thẳng vào vấn đề khiến học sinh làm bài không bị nhầm. Tuy nhiên, vẫn là câu về Chiến tranh đặc biệt khiến Chinh tốn nhiều thời gian nhất.

Giáo viên nhận xét đề?

Môn Địa lí: Thạc sĩ Đỗ Văn Quang - Giáo viên Trung tâm Luyện thi ĐH Miền Đông – Sài Gòn:: “Phần biển đảo ra trong đề thi sẽ giúp nâng cao tính giáo dục, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo đối với thí sinh..."

Với đề thi năm nay, mặt bằng điểm thi sẽ cao hơn các năm, học sinh giỏi có thể dễ dàng đạt điểm khá”- cô Trương Thị Thanh Bình, Trường THPT Thành Nhân, TP.HCM nhận xétt.

Về đề Toán khối D, thầy Võ Nguyên Linh, Trường THPT Thành Nhân, TP.HCM: “Đề thi có nhiều câu vừa sức thí sinh. Đó là các câu: câu 1, câu 2, câu 4, câu 8b. Nếu nắm vững kiến thức lớp 12, áp dụng tốt các công thức toán học, thí sinh có thể dễ dàng đạt điểm 6,7.

Thạc sĩ Lý Lâm Hùng – TPHCM cho rằng “Đề thi có một số câu hỏi mang tính phân loại cao. Đó là các câu: câu 5, câu 6. Với câu 5, thí sinh có học lực khá, giỏi có thể làm được. Riêng câu 6 được đánh giá là câu khó. Học sinh có học lực thật sự giỏi, có kiến thức tổng hợp, kỹ năng giải toán tốt, khả năng tính toán nhanh mới làm được.”

Môn Sinh học, thạc sĩ Nguyễn Thị Thoa - Giáo viên Trung tâm Luyện thi ĐH Miền Đông – Sài Gòn cho rằng, với đề thi này, học sinh trung bình có thể đạt khoảng 4-5 điểm. Thí sinh có học lực khá, giỏi có cơ hội đạt điểm 8,9. Số lượng điểm tuyệt đối sẽ không nhiều như các năm trước.

Về đề thi môn tiếng Anh - thầy Lê Anh Đào cho rằng, so với các năm trước đề thi năm nay không đánh đố nhưng học sinh cần có kiến thức rộng, đòi hỏi kỹ năng tư duy logic cao. Có thể thấy rằng đề thi này đánh giá một cách chính xác năng lực của thí sinh, đồng thời mang tính phân loại học sinh rất cao, có nhiều câu hỏi khó, mang tính suy luận....” 

Ngày mai thí sinh khối C bước vào bài thi môn Ngữ văn với thời gian 180 phút.

  • Văn Chung - Lê Huyền