Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp, ông Luc Chatel bị xem là “thù trong” khi vừa mới đưa ra quyết định bắt trẻ em Pháp học tiếng Anh từ 3 tuổi ở trường mẫu giáo.
TIN BÀI KHÁC
Chuyến di chuyển hổ thẹn khỏi nước Nhật
Bé lớp 5 tả trẻ tập đi tập nói
Không bằng cấp, thu nhập 5.000 USD mỗi tháng
Xấu hổ vì giễu bạn Nhật, nữ sinh xin nghỉ học

Chatel nói rằng ông muốn đổi mới việc dạy tiếng Anh trong trường học và có kế hoạch tìm kiếm những giải pháp nhằm cải thiện nhiệm vụ giảng dạy ngoại ngữ nói chung.

"Ngày nay, không biết tiếng Anh là một bất lợi lớn”, ông phát biểu trên truyền hình.

"Chúng ta biết rằng, khi còn trẻ càng học tiếng Anh sớm thì càng nhanh chóng có khả năng tiếp thu những ngôn ngữ khác. Điều này không có nghĩa là xem nhẹ những ngôn ngữ khác mà tôi muốn nhấn mạnh, tiếng Anh phải được ưu tiên”.


Luc Chatel - Bộ trưởng Bộ giáo dục Pháp: "Ngày nay, không biết tiếng Anh là một bất lợi lớn
"

Phản kháng từ nhiều phía

Kiến nghị trên gặp phải sự phản kháng của nhiều giáo viên vì theo họ, tiếng Pháp nên được ưu tiên dạy ở trường học để trẻ em có thể nói tối tiếng mẹ đẻ của mình.

Nhà văn, nhà bình luận chính trị Eric Zemmour thì mô tả việc dạy tiếng Anh ở trường học theo ý tưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp giống như  sự "thực dân hóa về tinh thần". “Lâu nay chúng ta luôn tự hào về ngôn ngữ của mình và từ chối tiếp nhận những ngôn ngữ khác”, ông nói.

Chuyên gia ngôn ngữ Claude Hagege, người đã cống hiến gần cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị của tiếng Anh, lại coi sự phổ biến của ngôn ngữ này như một hình thức của "chủ nghĩa đế quốc về ngôn ngữ" hay "mối đe dọa". 
"Tương lai của loài người là sự đa dạng chứ không phải là sự đồng nhất".

Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Pháp nỗ lực thúc đẩy việc dạy học tiếng Anh ở trường. Cách đây 2 năm, Tổng thống  Nicolas Sarkozy đã phát biểu rằng ông muốn biến nước Pháp thành quốc gia song ngữ.

Năm 1989, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp Lionel Jospin cũng đã quyết định đưa tiếng Anh vào chương trình giảng dạy cho trẻ em từ 9-11 tuổi. Năm 2004, hội đồng nghị viện Pháp cũng đã kiến nghị đưa tiếng Anh vào giảng dạy ngang với tiếng Pháp và môn toán nhưng không được chấp thuận.

Ngôn ngữ ngoại giao quốc tế mất vị thế và nỗ lực của chính phủ Pháp

Việc sử dụng tiếng Pháp - thứ tiếng đã từng được xem là ngôn ngữ ngoại giao quốc tế- giảm mạnh trong cộng đồng liên minh châu Âu, nhất là sau 1995, khi các nước nói tiếng Pháp như Australia, Phần Lan hay Thụy Điển tham gia vào EU và quyết định ưu tiên sử dụng tiếng Anh.

Theo số liệu thống kê của Ủy Ban Châu Âu thì đến năm 2008, 72% các văn bản của tổ chức này được viết bằng tiếng Anh trong khi tài liệu sử dụng tiếng Pháp chỉ chiếm 14%.

Nhiều năm qua, chính phủ Pháp đã có nhiều quy định nhằm ngăn cản việc sử dụng thứ ngôn ngữ đang ngày càng phổ biến này.  Bộ luật Toubon 1994 là một ví dụ. Theo quy định của bộ luật này thì tất cả các trường công và những cơ quan, xí nghiệp nhà nước và các biển quảng cáo ở nơi công cộng đều bắt buộc phải sử dụng tiếng Pháp.

Trong khi đó, một số hội đồng bộ trưởng cũng đang chung sức tìm ra các cách diễn đạt thay thế các cụm từ tiếng Anh.

Trong  15 năm qua, một ủy ban thuật ngữ - ủy ban bộ trưởng kinh tế gồm 17 thành viên họp mặt mỗi tháng một lần để cùng nghĩ ra những thuật ngữ tiếng Pháp để thay thế tiếng Anh trong các lĩnh vực kinh tế, luật pháp, khoa học và tài chính.

Tới nay, ủy ban này đưa ra hơn 1.000 từ pháp tương ứng cho các thuật ngữ tiếng Anh. Ví dụ như jeunes pousses thay cho young shoots hay accueil dore  có nghĩa tương đương với golden handshake. Tuy nhiên, không phải lúc nào những thuật ngữ thay thế này cũng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi.
 
Hướng đi nào đúng trong cuộc chiến ngôn ngữ?

Rõ ràng, không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc nói được nhiều thứ tiếng (multilingual). Những người có khả năng sử dụng thành thạo nhiều ngôn ngữ chắc chắn sẽ có nhiều lợi thế, nhiều cơ hội hơn những người chỉ nói ngôn ngữ mẹ đẻ.

Nhưng trên thế giới hiện nay lại có nhiều tranh cãi và quan điểm đối lập xung quanh vấn đề học ngoại ngữ.

Ai cũng biết ngôn ngữ là niềm tự hào của dân tộc Pháp. Từ nhiều thế kỉ trước, theo nhiều cách khác nhau, họ đã truyền bá ngôn ngữ của mình ra khắp thế giới.

Khi tiếng Anh đang dần trở thành ngôn ngữ thống trị thì phần lớn người Pháp xem sự phổ biến của thứ tiếng này như một mối đe dọa cần phải ngăn chặn đối với đời sống văn hóa, tinh thần và bền bỉ đấu tranh giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mình.
Trong  15 năm qua, một ủy ban thuật ngữ - ủy ban bộ trưởng kinh tế gồm 17 thành viên họp mặt mỗi tháng một lần để cùng nghĩ ra những thuật ngữ tiếng Pháp để thay thế tiếng Anh trong các lĩnh vực kinh tế, luật pháp, khoa học và tài chính.

Bởi vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi các kiến nghị nhằm thúc đẩy việc dạy học ‘ngôn ngữ của Shakespeara’ của các nhà lãnh đạo nước này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ dân chúng, các nhà giáo dục và ngôn ngữ học.

Thực tế, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu và được sử dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực. Dạy học và sử dụng tiếng Anh hàng ngày cũng là xu thế chung của nhiều quốc gia trên khắp các châu lục.

Nếu đồng ý rằng biết nhiều thứ tiếng mang lại nhiều lợi thế thì cũng không thể phủ nhận thông thạo tiếng Anh ngày nay gần như là một phương tiện, chìa khóa dẫn đến thành công.

Giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc mình là việc hết sức nên làm. Bởi vậy người Pháp không có gì sai trái khi mong muốn con cái họ thông thạo tiếng mẹ đẻ trước khi tiếp thu một ngoại ngữ nào khác. Tuy nhiên, quyết định đi ngược lại xu thế chung bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn, bất lợi.

Tin rằng quyết sách đúng đắn của những người dẫn đường cùng với sự nỗ lực của bản thân, thế hệ trẻ vừa ý thức được nhiệm vụ giữ gìn ngôn ngữ, bản sắc dân tộc vừa có thể hòa mình vào xu thế chung, có được nhiều thuận lợi hơn trên con đường tìm đến thành công.
  • Lưu Ly (Theo Latimes)