- Cục Kiểm tra văn bản pháp luật (VBQPPL) - Bộ Tư pháp - hôm 22/3 đã "tuýt còi" các văn bản của Bộ GD-ĐT và UBND TP Hà Nội.
TIN BÀI KHÁC
Bài văn bé tả bố là kĩ sư
Học sinh nên đọc 1 cuốn tiểu thuyết mỗi tuần
Buổi học đầu tiên của bé Hiếu
Tuy nhiên, Quyết định 60 của UBND TP.Hà Nội qui định Sở GD-ĐT của thành phố có 9 phòng chuyên môn. Điều này được cho là không phù hợp với quy định của thông tư liên bộ Nội vụ và GD-ĐT (thông tư 35).
Cục Kiểm tra VBQPPL cho rằng, nếu UBND TP.Hà Nội thấy yêu cầu thực tế đặt ra trong công tác quản lý giáo dục đòi hỏi số phòng chuyên môn thuộc Sở GĐ-ĐT phải nhiều hơn qui định hiện hành thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xét xem sửa đổi thông tư 35 cho phù hợp.
Bộ GD-ĐT cũng bị nhắc nhở vì các văn bản hướng dẫn một số nội dung về văn bằng chứng chỉ.
Cụ thể, hiện tại, Bộ đang có 2 công văn số 4366 và 4367 hướng dẫn một số nội dung về văn bằng, chứng chỉ của giáo dục ĐH và trung học chuyên nghiệp, giáo dục phổ thông căn cứ trên Quyết định 33 (đều ban hành năm 2007).
Với Quyết định 33, về nguyên tắc, hồ sơ, giấy tờ của cá nhân, trong đó có văn
bằng chứng chỉ được cấp (không thuộc các trường hợp bị thu hồi, hủy bỏ) phải phù
hợp với giấy khai sinh của người đó. Điều này cũng đã được qui định trong nghị
định về đăng ký và quản lý hộ tịch.
"Quyết định 33 qui định cơ quan có thẩm quyền chỉ có trách nhiệm chỉnh
sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp như đã nêu là
thiếu căn cứ; không đảm bảo quyền lợi của người học về việc văn bằng chứng chỉ
được cấp phải có nội dung phù hợp với giấy khai sinh của họ" - báo Pháp luật
Việt Nam đưa thông tin.
Còn hai công văn 4336 và 4337 được cho là "thể hiện dưới dạng văn bản hành chính, hướng dẫn nghiệp vụ, tuy nhiên nội dung đã đưa ra quy định mang tính quy phạm pháp luật" - báo Lao Động giải thích thêm.
Vân Phong