- Dự thảo Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo muốn đi vào thực tiễn phải có các “đề án con” với lộ trình giải quyết các nhiệm vụ cụ thể – PGS.TS Lê Hữu Lập, phó GĐ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nêu quan điểm.

Cần ưu tiên chính sách cho người thầy

Theo ông, Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đặt ra được các nhiệm vụ cụ thể cần phải làm cho nền giáo dục còn bộn bề khó khăn như hiện nay?

- Đề án đưa ra lần này là một cú hích quan trong cho việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

Theo tôi, đây là đề án tổng thể nhất từ trước đến nay. Đề án đã chỉ ra sự cấp bách và cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện thông qua phân tích các hạn chế, yếu kém của nền giáo dục; Nêu được các định hướng đổi mới căn bản, toàn diện và vấn đề tổ chưc thực hiện.

Tuy nhiên, nó mới dừng ở định hướng đường lối và tập trung vào hệ thống giáo dục phổ thông mà chưa đề cập nhiều tới giáo dục ĐH. Muốn các mục tiêu trong đề án trở thành hiện thực cần phải có các “đề án con” có kế hoạch, có giải pháp và có lộ trình cụ thể.

Vậy trong hàng loạt nhiệm vụ đặt ra, xét trên điều kiện hiện tại có nên tập trung vào vấn đề nào trước không, thưa ông?

{keywords}
Phó GĐ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Lê Hữu Lập. (Ảnh: Văn Chung)
 

Trong điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, mà rất nhiều việc phải làm được nêu ra trong đề án. Do vậy, nếu đầu tư dàn trải sẽ  không hiệu quả thậm chí sẽ thất bại.

Theo tôi, việc đầu tiên là xây dựng đội ngũ nhà giáo có năng lực và tâm huyết. Đây là nhân tố quyết định cho thành công của quá trình đổi mới.

Nhà nước cần có các chính sách cụ thể để thu hút được những sinh viên giỏi vào ngành sư phạm và quản lý được họ khi ra trường, đồng thời cũng cần có các chính sách cụ thể đảm bảo đời sống các nhà giáo để họ yên tâm với nghề nghiệp của mình.

 “Đổi mới” phù hợp hơn “cải cách”

Tại sao đề án không phải là cải cách mà chỉ là đổi mới, thưa ông?

- Nhiều nhà khoa học, trí thức quan tâm cho rằng cần phải làm cuộc cách mạng trong giáo dục. Tôi cho rằng, giáo dục lâu nay ngoài yếu kém tồn tại đã được nêu ra trong đề án, thì những những yếu tố tích cực của tổng thể hệ thống giáo dục là không thể phủ nhận.

Chủ trương đổi mới cũng được đưa ra trên cơ sở có lộ trình cụ thể. Nên đổi mới cho phù hợp với thời cuộc, hơn là đập đi toàn bộ và xây lại mới từ đầu cũng rất nguy hiểm.

Liệu đề án đã đi đến gốc rễ vấn đề cần giải quyết của nền giáo dục nước nhà, thưa ông?

- Tôi cho là gốc rễ của vấn đề đã được nêu ra. Đầu tiên ta cần giáo dục ý thức cộng đồng, xã hội rồi đến các nhà giáo, nhà quản lí giáo dục và cao nhất là chủ trương của Đảng, Nhà nước. Đổi mới cần sự nhìn nhận, đồng lòng của cả hệ thống chính trị-xã hội, riêng ngành giáo dục không thể làm được.

Mục tiêu đề án đã làm rõ từng cấp phải làm gì, làm ra sao, cần đạt được kết quả như thế nào. Ví dụ:  bậc đại học, giáo dục nghề nghiệp lâu nay chất lượng thấp, không đáp ứng nguồn nhân lực phát triển kinh tế xã hội đất nước cần phải được khắc phục như thế nào...?

Thi tốt nghiệp 2 môn là điều đáng lo

Theo nội dung đề án đưa ra có thể giữ lại kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét đầu vào ĐH dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc thi thêm những môn liên quan đến ngành. Ông có đồng tình với chủ trương này?

- Làm được như vậy thì quá tốt nhưng chỉ làm được khi và chỉ khi giáo dục phổ thông giúp đánh giá thực chất năng lực của người học và thi cử phải thật nghiêm túc, có sự phân loại trong học sinh. Mô hình phân loại phải theo hình chóp. Đào tạo càng ở trình độ cao thì số lượng càng phải ít. Nếu phân loại tốt ở các cấp dưới thì tôi nghĩ, không cần tổ chức thi ĐH mà các trường chỉ cần xét tuyển.

{keywords}
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. (Ảnh: Văn Chung)
 

Tuy nhiên hiện nay cả xã hội vẫn chưa nhìn thấy được tính thực tế của đề xuất này khi thi cử còn nhiều bất cập. Nhiều học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông với điểm thi thậm chí là cao, nhưng khi thi đại học điểm rất thấp, có nhiều bài thi điểm “0”. Như vậy, nếu chỉ dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét vào ĐH, thì quả thật tôi cũng chưa nghĩ tới.

Nếu theo hướng thi tốt nghiệp THPT với 2 môn Toán, Văn ông có lo học trò thi gì học nấy?

Nếu có sự đồng lòng của cả hệ thống giáo dục và xã hội, đặc biệt sự quyết tâm của Bộ GD-ĐT thì phải tới 2025 mới có thể hi vọng đạt được các mục tiêu của đề án.

- Đây là điều đáng lo ngại. Nếu thi tốt nghiệp THPT 2 môn Văn, Toán có thể dẫn tới việc học lệch. Tôi nghĩ thi hai môn Toán, Văn là bắt buộc. Còn lại là 3-4 môn học sinh được tự chọn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cấp, những môn này là nền tảng cho các môn học theo ngành ở bậc ĐH mà các em đã định hướng nghề nghiệp.

Về nguyên tắc trong giáo dục là đã có học phải có thi, nhưng tổ chức thi nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng là điều cần thiết.

Vậy theo ông việc phân luồng giữa đào tạo nghề và học phổ thông rồi lên ĐH,CĐ tỉ lệ cân đối bao nhiêu là hợp lý?

- Có thể là tỉ lệ 50%-50%. Cần tổ chức kỳ thi vào lớp 10 thực sự nghiêm túc. Số các em không vào lớp 10 phải tạo điều kiện để học nghề. Số lượng này phải là những em có ý chí và khả năng thực sự để tiếp tục học lên ĐH,CĐ. Dù lớp 11, 12 sau này có thể có em sẽ rơi rụng phải chuyển học nghề hay bị loại,.. thì số còn lại chỉ cần đảm bảo nhu cầu ngang bằng hoặc nhỉnh hơn một chút cho giáo dục bậc ĐH,CĐ. Lúc này các trường xét tuyển vào ĐH sẽ rất yên tâm.

Cần tạo sân chơi bình đẳng

đề nghị xóa bỏ bao cấp đối với các trường ĐH-CĐ công lập. Sẽ chỉ còn bao cấp cho những ngành nghề được đặc biệt quan tâm, cấp học bổng, học phí cho các sinh viên học những ngành có vai trò nghiên cứu quan trọng cho đất nước. Còn tất cả các ngành học khác không bao cấp nữa. Ông có đồng tình với ý kiến này?

Tôi đồng ý xóa bỏ bao cấp sẽ tạo sân chơi bình đẳng giữa các trường công lập và ngoài công lập. Như thế các trường công lập cũng phải năng động, sáng tạo hơn để giữ chân người giỏi cũng như uy tín, thương hiệu của trường.

Tuy nhiên nhà nước vẫn cần đầu tư cho các trường đại học mang tính trọng điểm để nâng tầm giáo dục nước nhà. Chính sách không thể bỏ qua đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa. Nhưng đầu tư sẽ không dàn trải như hiện nay nữa.

{keywords}
Trong tương lai, kỳ thi đại học có thể sẽ không cần thiết. (Ảnh minh họa, Ảnh: Văn Chung)
 

Các nước phát triển hệ thống trường ngoài công lập nổi tiếng phát triển bởi họ có những đại gia cực giàu, xây dựng không vì mục đích lợi nhuận. Nếu mở trường, làm giáo dục chỉ vì lợi nhuận sẽ dẫn tới việc tiết kiệm chi phí. Đã tiết kiệm rồi thì chất lượng đào tạo cũng khó được năng cao.

Ông có thừa nhận chất lượng giáo dục đại học hiện nay đang yếu kém?

- Phải nói là yếu kém, đây không những ta nhìn nhận mà các tổ chức uy tín trên thế giới họ đã đánh giá.

Xin cảm ơn ông!

  • Văn Chung