- Trong phần tiếp theo của buổi thảo luận, các khách mời để cập tới vấn đề đổi mới sư phạm. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết các chính sách về sư phạm tới đây thay vì ưu tiên cho sinh viên (như là miễn học phí) thì sẽ chuyển đối tượng trọng tâm sang người thầy.

>> Xem phần 1: Những ngôn từ mới của giáo dục

{keywords}

Nhà báo Hạ Anh: Có lẽ do tính chất quan trọng và đặc biệt của giáo dục cho nên trong hệ thống gần 200 câu hỏi bạn đọc gửi về VietNamNet thì số lượng câu hỏi dành cho khách mời Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tương đối nhiều. Và trong số những câu hỏi ấy cũng có một sự quan tâm khá đặc trưng là khá nhiều người đặt câu hỏi liên quan đến giáo viên, các thầy cô giáo: từ những vấn đề lớn lao, chính sách đến những câu chuyện nhỏ trong đời sống. Chúng tôi có chọn ở đây câu hỏi của bạn Lục Tiên Dung.

Bạn có hỏi: Nhiều độc giả đề cập băn khoăn về đào tạo nhân lực cho ngành sư phạm vì gần đây, ngành này dường như không thu hút được những sinh viên giỏi. Giả định rằng chương trình và sách giáo khoa mới ở phổ thông sẽ cập nhật với xu thế phát triển năng lực của thế giới, thì nhà trường sư phạm có chuyển biến để bắt kịp những chuyển biến này không? Tôi biết bộ trưởng GD-ĐT rất quyết tâm nâng cao chất lượng GD nước nhà vì vậy, kính đề nghị BT có chế độ chính sách để khuyến khích các GV nâng cao trình độ và được hưởng các quyền lợi chính đáng mà họ đã bỏ ra. Xin mời ông!

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tôi thấy câu hỏi này có đến ba ý. Ý thứ nhất là vấn đề thu hút học sinh giỏi vào các trường sư phạm.

Trong giai đoạn vừa qua, Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến việc đào tạo sư phạm nên đã có những chính sách như miễn giảm học phí. Một số năm đã thu hút những học sinh rất giỏi vào trường. GS Đinh Quang Báo – Nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã từng tự hào nói một thế hệ “ba con 9”. Tức là thi đại học ba môn mỗi môn 9 điểm mới vào được sư phạm.

Nhưng trải qua một thời gian, do sự phát triển của đất nước và thay đổi điều kiện sống chế độ miễn học phí, học bổng đó không còn đủ sức hút nữa. Thí sinh lựa chọn trường sư phạm hay một trường nào khác không phải vì cân nhắc việc được miễn học phí hay không.

Thí sinh cân nhắc sau khi tốt nghiệp thì công việc thế nào, thu nhập ra làm sao, khả năng tiến thân như thế nào. Như vậy sức hấp dẫn từ lúc “được gì khi vào trường” bây giờ thành “được gì khi ra trường”.

Điều nay liên quan đến sự tôn trọng, tôn vinh đối với nghề sư phạm. Liên quan chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến.

Có nhiều việc liên quan đến chúng tôi. Nhưng có không ít việc liên quan đến các bộ ngành khác và ở tầm cao hơn.

Chúng tôi trên cơ sở Nghị quyết TƯ 8 vừa được thông qua về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo thì sẽ cùng các bộ ngành chủ động xây dựng, nghiên cứu chính sách đối với nhà giáo chứ không phải chính sách sinh viên trường sư phạm.

Tất nhiên chính sách với sinh viên trường sư phạm cũng sẽ tiếp tục phải nghiên cứu nhưng trọng tâm sẽ nghiêng sang chính sách đối với nhà giáo để thu hút sinh viên giỏi.

Ý tiếp theo, bạn hỏi về chương trình, SGK mới thì trường sư phạm có chuyển biến kịp không. Tôi trả lời thế này. Rút kinh nghiệm các lần thay sách giáo khoa trước đây của VN và kinh nghiệm của các nước trên thế giới, lần này việc thay sách giáo khoa ở phổ thông được các trường sư phạm tham gia trực tiếp và đông đảo.

Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục huy động các đồng chí lãnh đạo, các GS rồi thầy giáo có kinh nghiệm và có hiểu biết về giáo dục VN và thế giới tham gia vào việc viết sách này. Tức là họ là một phần, một bộ phận của những tác giả tạo nên chương trình, SGK phổ thông.

Thứ hai, chúng tôi đang chỉ đạo các Trường ĐH sư phạm, trước hết là 6 trường bao gồm: ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Sư phạm Huế, ĐH Sư phạm Đà Nẵng, ĐH Sư phạm Thái Nguyên, ĐH Sư phạm Hà Nội 2 triển khai đề án đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, thi kiểm tra đánh giá của các trường sư phạm.

Hiện nay đang có một đoàn các cán bộ chủ chốt của các trường sư phạm này đang đi Hàn Quốc để khảo sát việc này. Tôi nhớ việc này cũng có sự hỗ trợ của WB.

Tóm lại, các thầy cô giáo ở trường sư phạm là một chủ thể góp phần vào việc thiết kế, đổi mới giáo dục phổ thông. Và họ là tác của đổi mới ở các trường sư phạm để phục vụ thay đổi ở phổ thông.

Như tôi nói ở phần đầu, trong Nghị quyết TƯ 8 nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là khâu có yếu tố quyết định đến đổi mới giáo dục. Cho nên, họ là một trong những đối tượng có liên quan đến chính sách bao gồm chính sách trong đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm, cất nhắc, đãi ngộ. Chúng ta sẽ từng bước một cụ thể quan điểm này của Đảng thành những chính sách để đưa vào cuộc sống.

Nhà báo Hạ Anh: Vâng, thưa ông, ông có nói là nhà giáo là một trong những yếu tố quyết định cho lần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục lần này. Nhưng có một yếu tố mà ông nói là có cái khó từ bên ngoài hoặc không phải bản thân ngành tự chủ được như về nhân sự, tài chính nhất là về địa phương như ngành nội vụ.

Theo tôi được biết dự thảo của Nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện có đặt vấn đề giao cho ngành giáo dục được chủ tủ về nhân sự, tài chính và việc. Vậy ý tưởng đó đến nay đã thúc đẩy ra sao?

{keywords}

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Trước hết với Nghị quyết TƯ 8 đã ban hành tất cả các ngành, các cấp đều có cùng cách nhìn, tiếp cận thống nhất với nhau nên không sợ có sự tiếp cận không đồng bộ. Tất nhiên sẽ phải có những bàn bạc, trao đổi nhưng đã có căn cứ, cơ sở để cùng nhìn một hướng, cùng suy nghĩ theo cách tiếp cận giống nhau.

Chúng tôi, ngành giáo dục bao gồm các sở, phòng, trường phổ thông, ĐH-CĐ được tham gia vào việc cân đối giữa nhiệm vụ được giao với nguồn lực tài chính để làm sao có sự chủ động, phối hợp đồng bộ giữa nhiệm vụ và điều kiện đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đó. Điều này, theo kế hoạch chung Chính phủ sẽ có chương trình hành động. Bộ chúng tôi cũng sẽ có chương trình hành động và chúng tôi sẽ có sự chủ động bàn với các ngành từng bước một để triển khai việc này.

Nhà báo Hạ Anh: Cảm ơn ông, liên quan vấn đề giáo viên, bạn đọc Vũ Dũng Nam (32 tuổi) có câu hỏi dành cho các khách mời từ WB. Bạn đọc đặt câu hỏi như sau: Có nước nào có trình độ phát triển tương đương Việt Nam nhưng có cơ chế đãi ngộ tốt cho giáo viên không? VN có thể học tập gì từ các nước khác trong việc phát triển đội ngũ giáo viên?

Ông Christian Bodewig: Trước hết, trong báo cáo của Mình, chúng tôi cũng trình bày rằng VN có đội ngũ giáo viên tốt, tức là đã thu hút người giỏi tham gia giảng dạy.

Ở VN, giáo viên đến lớp hàng ngày, giảng dạy hàng ngày và họ cũng sẵn sàng làm công việc của mình kể cả trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn. Không phải nước nào có cùng trình độ phát triển như VN có thể làm được.

Như vậy, đây là điều VN có thể tự hào. Nhiều nước có cùng trình độ phát triển như VN cũng đang có nhiều vấn đề phải giải quyết, đổi mặt tương tự. Vậy thách thức là làm sao có thể huy động được đầy đủ nguồn lực để có thể trả được mức lương hấp dẫn có thể thu hút nhân tài tham gia giảng dạy?

Tôi muốn lấy một ví dụ về một đất nước tất nhiên có phát triển hơn VN về mặt kinh tế xã hội nhưng lịch sử có nhiều tương đồng là Hàn Quốc.

Ở Hàn Quốc hiện nay, hệ thống giáo viên có thể thu hút nhân tài giảng dạy. Lí do lớp học có quy mô lớn hơn các nước. Như vòng có yếu tố tác động qua lại với nhau. Ví dụ chúng ta có những lớp học với quy mô lớn hơn thì sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn như vậy có thể trả lương cao hơn cho giáo viên. Như vậy chúng ta có thể thu hút những nhân tài có khả năng giảng dạy ở những lớp có quy mô lớn. Hàn Quốc cũng là ví dụ thú vị có thể xem xét.

Tôi xin nhấn mạnh vấn đề lương bổng cũng chỉ là một khía cạnh để cho người ta có thể sự thỏa mãn trong công việc. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác như cơ hội tiếp tục học tập, tiếp tục phát triển về chuyên môn, điều kiện làm việc cũng hết sức quan trọng.

Tôi cũng khuyến nghị một việc ngành giáo dục có thể tập trung vào đó là cải cách công tác đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên kể cả các sinh viên sư phạm cũng như các giáo viên đang giảng dạy, tạo cho họ cơ hội tiếp tục phát triển chuyên môn trong toàn bộ sư nghiệp của mình.

Phần 3: Những "người lớn" chưa trưởng thành

Phần 1: Những ngôn từ mới của giáo dục

Phần 3: "Tại sao người lớn chưa trưởng thành?"

Phần 4: Điểm đột phá của tự do học thuật

Phần 5: “Trận Buôn Mê Thuột” của giáo dục

  • VietNamNet