Đó là khẳng định của một bà mẹ 2 con thuộc tầng lớp trung lưu nước Mỹ. Chính vì lý do đó mà cô quyết tâm cùng con lao vào cuộc chiến chinh phục SAT.

{keywords}

Stier là một bà mẹ 2 con, đã ly dị, hiện đang sống ở Irvington, New York. Cô quyết định tham gia kỳ thi SAT vì một lý do khiến tất cả chúng ta hay hành động ngu ngốc: tình yêu.

Cậu con lớn của cô – Ethan, một sinh viên loại B với khả năng thể thao khiêm tốn – lúc đó là học sinh năm 2 ở trường trung học. Theo cách nói của Stier thì cô bắt đầu cảm thấy “điên tiết”. Ethan sẽ sớm phải nộp đơn vào đại học, nhưng liệu thằng bé có cơ hội vào một trường tốt không?

“Ethan có thể luyện SAT, đạt điểm cao và giành được học bổng của một trường tốt”. Tuy nhiên, có một vấn đề với cậu: Ethan không hứng thú với SAT. Cậu chỉ thích chơi game Halo. Vì thế, Stier nghĩ rằng cô sẽ là người làm gương về tinh thần học tập mà cô hi vọng Ethan sẽ làm theo. “Tôi nghĩ mình có thể truyền cảm hứng cho Ethan để thằng bé quan tâm tới SAT, dù chỉ một chút, nếu như chính tôi lao vào cuộc chiến này”.

Ban đầu, cô định thử nghiệm mỗi tháng một phương pháp ôn thi khác nhau, nhưng kế hoạch của cô cứ tiếp tục mở rộng cho tới khi cô quyết định sẽ tham gia cả 7 lần thi được tổ chức trong một năm học. Cô sẽ thử cả 7 lần thi ở 7 trường khác nhau để xem kích thước và hình dáng phòng học có ảnh hưởng gì tới kết quả thi hay không.

Cải cách sau 30 năm có tốt hơn?

Trước khi bắt tay vào nhiệm vụ, kinh nghiệm duy nhất của Stier với SAT cũng giống như tất cả học sinh từng có: đó là kỳ thi mà cô đã tham gia vào năm 1982 hồi còn học trung học. Điểm SAT hồi đó của Stier được chia thành 2 phần: phần nói và phần toán học với tổng điểm tối đa là 1.600. (Bài thi gồm 3 phần với tổng điểm tối đa là 2.400 mới được áp dụng từ năm 2005). Stier được 410 điểm nói và 480 điểm toán – số điểm mà cô cho là “rất tệ”. Tuy nhiên, cô cũng được nhận vào Bennington College và trở thành một nhà báo thành công trong lĩnh vực sách. Việc cậu con Ethan có thể đi theo con đường mà cô đã đi chính là điều khiến Stier lo lắng.

“Vùng đất mà tôi sẽ gửi con mình đến là một nơi hoàn toàn khác” – cô viết. Không còn chuyện một đứa trẻ xuất thân từ một cộng đồng ngoại ô giàu có có thể nhảy tung tăng vào một trường đại học đàng hoàng theo cách của mình, rồi lại từ đó trở về cộng đồng ngoại ô giàu có khác. “Cái ngày mà bạn có thể dễ dàng vào Bennington, rồi lại dễ dàng giành được một công việc ổn định đã qua rồi” – Stier khẳng định.

Tuy nhiên, những lo lắng của cô về Ethan nhanh chóng chuyển sang lỗi lo về kỳ thi này. Stier đăng ký một khóa học trực tuyến Kaplan – thứ mà sau đó cô cảm thấy chán ghét vô cùng. Cô mua về một đống sách luyện thi SAT. Cô nói chuyện qua Skypes với một gia sư tên là Stacey ở Seattle, làm theo một phương pháp có tên là Cogmed được cho là sẽ giúp cải thiện trí nhớ. Cô cũng gặp một gia sư tên Erica ở New York. Tất cả những việc đó đều khiến cô cảm thấy chán nản.

{keywords} 

“Lo lắng mọi lúc mọi nơi” – cô viết về cuộc chạy đua của mình cho kỳ thi SAT đầu tiên trong năm. “Mức độ lo lắng của tôi ngày càng tăng” – cô nhận xét khi sắp đến kỳ thi thứ 2. “Tôi bắt đầu thấy hoảng sợ” – Stier chia sẻ khi đối diện với kỳ thi thứ 3.

Vào khoảng giữa kỳ thi thứ 4 và thứ 5, kế hoạch của Stier gần như phá sản cùng với cuộc sống gia đình mình. Lúc đó là mùa hè – thời gian không có kỳ thi SAT nào diễn ra, và Stier quyết định đây là thời điểm tốt nhất để cô cùng Ethan và em gái Ethan là Daisy cùng nhau ôn luyện cho bài thi toán. Cô đưa bọn trẻ tới một trung tâm gia sư địa phương để tham gia kỳ thi thử. Chắc chắn là hai cô cậu đã không được thông báo trước về việc này vì chúng tỏ ra rất tức giận. Rồi đến lượt Stier thấy giận dữ vì phản ứng của lũ con. Cô đã tuôn ra những lời lẽ có phần khắc nghiệt. Đêm đó, hai đứa trẻ di cư đến nhà bố. Vài ngày sau, chúng lại trở về nhà nhưng tâm trạng buồn bã vẫn tiếp diễn.

“Trớ trêu thay, đó lại là lúc Ethan bắt đầu phải ôn thi SAT một cách nghiêm túc và hai mẹ con hầu như không nói chuyện với nhau” – Stier chia sẻ. Nhượng bộ nhưng không bỏ cuộc, cô quay trở lại trung tâm gia sư một mình. Ở đây, Stier đã được Jennifer – một người phụ nữ vô cùng kiên nhẫn, người quản lý trung tâm này – cho biết cô đang làm bài thi ở mức độ lớp 3. Stier đã đề nghị được thực hành nhiều hơn để nhanh chóng lên được mức toán trung học.

“’Khi nào thì đến phần đa thức?’ – tôi luôn hỏi Jennifer như vậy” – Stier nhớ lại. “Không lâu nữa đâu” – Jennifer thường nói.

Mục đích của SAT bị biến thể

Kỳ thi SAT được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 23/6/1926. Bài kiểm tra kiến thức này là một hình thức mới mẻ nhưng nhanh chóng được áp dụng rộng rãi. Trong suốt Thế chiến thứ nhất, quân đội Mỹ đã tiến hành kiểm tra IQ cho gần 2 triệu binh lính để xác định những người đủ điều kiện.

{keywords}

Người phát minh ra SAT – một giáo sư của ĐH Princeton tên là Carl Campbell Brigham – từng nghiên cứu về bài kiểm tra IQ của quân đội và bài kiểm tra dân sự mà ông phát minh ra chính là “anh em song sinh” đầu tiên với bài kiểm tra IQ của quân đội. Nó gồm một số câu hỏi toán học và một số về xác định hình dạng. Tuy nhiên, nó tập trung chủ yếu vào từ vựng. Giáo sư Brigham dự định rằng bài thi này sẽ được tiến hành với những sinh viên đã được nhận vào đại học nhằm mục đích hướng dẫn và tư vấn. Sau đó, ông cho rằng thật ngu ngốc khi tin rằng bài kiểm tra này có thể đo lường được “trí thông minh bẩm sinh”. Thay vào đó, ông khẳng định điểm số là chỉ số về “việc học tập, nền tảng gia đình, khả năng thông thạo tiếng Anh và mọi thứ khác” của một người.

Tuy nhiên, vào thời điểm này, bài kiểm tra đã được áp dụng cho một mục đích mới. Năm 1933, James Bryant Conant – một nhà hóa học – là Hiệu trưởng của Harvard. Ông Conant – sản phẩm của một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu – rất thất vọng về những gì ông thấy ở đội ngũ sinh viên của trường và ông đặt mục tiêu phải thu hút được những tài năng mới. Cụ thể là ông muốn tuyển được những người trẻ thông minh, sáng lán từ các trường công ở Midwest – theo truyền thống thì ít học sinh ở đây nộp đơn vào Harvard. Kế hoạch của ông Conant là trao học bổng cho 10 học sinh này mỗi năm. Để chọn người xứng đáng, ông quyết định sử dụng SAT. Như Nicholas Lemann đã nói trong cuốn sách của mình - “The Big Test” (1999), đây là một trong những quyết định nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn sau này. Không lâu sau khi Harvard sử dụng SAT, Princeton, Columbia và Yale cũng theo sau. Ngày càng nhiều trường đại học sử dụng bài thi này cho tới giữa những năm 1950, 500.000 học sinh tham gia kỳ thi này mỗi năm.

Trong những thập kỷ đầu tiên SAT được tổ chức, điểm số chỉ được thông báo cho nhà trường, học sinh không được biết. Điều này khiến người ta khó đánh giá tuyên bố của College Board – cơ quan quản lý kỳ thi này – rằng “việc ôn luyện cho SAT là vô ích” là đúng hay sai. Tuy nhiên, một gia sư trẻ tên là Stanley Kaplan đã kết luận, dựa trên những phản hồi mà anh nhận được từ học sinh của mình, rằng tuyên bố của College Board hoàn toàn sai lầm. Kaplan bắt đầu tổ chức những lớp học ôn thi SAT ở khu vực Brooklyn mà anh sinh sống. Đã có những cáo buộc cho rằng anh là kẻ lừa đảo, tuy nhiên học sinh vẫn tiếp tục đến học lớp của anh. Vào những năm 1970, Kaplan mở rộng những lớp học của mình sang các thành phố khác như Philadelphia, Los Angeles, Chicago và Miami. Đó cũng là lúc Ủy ban Thương mại liên bang quyết định điều tra kết luận của anh. Ủy ban này phát hiện ra rằng Kaplan đã đúng: ôn luyện sẽ giúp tăng điểm số nhưng không nhiều như anh quảng cáo. College Board đã ngầm thừa nhận quan điểm này vào năm 1994 và họ đã thay đổi ý nghĩa của chữ “A” trong từ SAT: từ lúc đó, chữ “A” là chữ viết tắt của từ “assessment” (đánh giá), chứ không phải là “aptitude” (năng khiếu) nữa. Thậm chí, sau đó ủy ban này còn thực hiện những biện pháp triệt để hơn nhằm loại bỏ hoàn toàn ý nghĩa của từ “aptitude”.

Phần 3: Kỹ năng cho SAT giúp ích được gì?

  • Nguyễn Thảo (Theo New Yorker)