- Các khách mời là những nhà làm giáo dục tiểu học ở TP.HCM vào lúc 14h Thứ Sáu, 22/4 đang có mặt tại toà soạn VietNamNet tham gia trực tuyến với bạn đọc.

Mời bạn đọc bấm VÀO ĐÂY để tham gia buổi giao lưu.
Khách mời tham gia giao lưu gồm:

1. Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT, TP. Hồ Chí Minh.
2. Bà Lê Thị Ngọc Điệp, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1.
3. Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc điều hành hệ thống Trường tiểu học dân lập Quốc tế (IPS), bà Trần Thị Lan Chi, Trợ lý Hiệu trưởng Trường Trung học tư thục Á châu.
4. Bà Nguyễn Thu Hà, Giám đốc tuyển sinh và truyền thông Trường quốc tế  Sài Gòn Pearl (ISSP).

Các khách mơiời tại buổi giao lưu



TIN BÀI LIÊN QUAN


Những đứa trẻ “nhà kính”

Là một đại gia bất động sản, chị Thu Hằng không thiếu tiền cho con học bất kỳ một trường tiểu học nào tại TP. HCM, cho dù học phí đắt tới cỡ nào.Vì không có thời gian chăm sóc con cái, hai vợ chồng chị đã đi tìm trường nào có thể “phục vụ” con mình tốt nhất, tươi cười niềm nở với phụ huynh, không phải chạy chọt, xin xỏ ai, không phải “mừng” thầy cô nhân ngày lễ tết, cứ quy ra học phí đóng một thể cho tiện.

Sau hai năm cho con học trường quốc tế, chị Hằng đã phải tá hỏa xin cho con trở lại trường công, bởi vì chị không chịu nổi những thứ quá tốt đẹp từ trường quốc tế!

Mỗi sáng, cháu có xe đến đón đi học, chiều đưa về tận nhà. Đến bữa, không ăn được, cô bảo mẫu xúc cho cháu ăn. Cháu không học được bài, sẽ có người giúp.Về nhà, đã có người giúp việc phục vụ. Cho tới một ngày, chị Hằng cho con về thăm quê, nhận ra con mình không thể hòa nhập được với những đứa trẻ bên họ hàng, chị mới giật mình.

Chị Hằng, sau hai năm chứng kiến sự “cô độc” của con, chị đã quyết định “thả” con về môi trường công lập.

Nhưng chương trình học công lập lại quá nặng?

Quan điểm “chỉ cho con học trường quốc tế” khá phổ biến ở nhiều phụ huynh, bởi nhiều lý do.

Trên blog riêng của mình, chị Thủy Hiền chia sẻ: “Chương trình phổ thông được giảng dạy tại các trường Việt Nam quá nặng so với lứa tuổi, khiến trẻ không thích thú, suốt ngày chỉ thấy học và học".

“Chương trình phổ thông ở các trường Việt Nam không chú trọng các kiến thức thường thức, mà chỉ dạy những kiến thức khoa học; chỉ học lý thuyết suông chứ ít tạo cơ hội thực hành; chỉ nhồi nhét chứ không động viên, phát huy khả năng khám phá, sáng tạo của trẻ. Điều này gây ra sự thiếu tự tin đối với trẻ".

“Nếu các mẹ muốn con mình trở thành thần đồng thì nên học trường Việt Nam. Học sinh Việt Nam giỏi có tiếng, thi thố quốc tế, khu vực gì cũng đạt giải cao. Nhưng học giỏi không thôi đâu giúp người ta tồn tại được?”, chị Thủy Hiền viết.

Chị Hiền dẫn ra một ví dụ về học thủ công: Tôi nghe một người bạn ở Úc kể về tiết học thủ công của học sinh phổ thông. Cô giáo yêu cầu học sinh làm một ngôi nhà bằng giấy báo cũ và hồ dán, không tre, nứa, gỗ gì hết. Yêu cầu ngôi nhà dựng trước quạt thì không được đổ. Thời gian một tiếng, không giải thích gì thêm.

Hết một tiếng, các tổ cũng hoàn thành ngôi nhà. Tôi nghĩ mọi người cũng đoán là các em đã cuộn giấy báo thật chặt để thay cho thanh tre. Thử hỏi học sinh Việt Nam có nghĩ được như vậy không khi hầu hết tất cả giờ học thủ công đều cho... vui? Còn sản phẩm đem nộp chấm điểm thì toàn do phụ huynh làm với sự hướng dẫn cặn kẽ của giáo viên chủ nhiệm (tôi đã từng phải đến nhà bạn lúc 10 giờ tối để xếp... bướm phụ nó nộp cho con, vì hai vợ chồng xếp không kịp, và không đẹp).

Thế mới có chuyện các cô giáo ngồi với nhau, bình luận: "Phụ huynh lớp chị khéo tay hơn phụ huynh lớp em".

Với các phụ huynh sắp có con vào lớp 1 hoặc đang học tiểu học, câu chuyện chọn trường công lập, tư thục hay quốc tế vẫn là một băn khoăn lớn.

Xin mời độc giả tranh luận và tham gia giao lưu trực tuyến với các khách mời là những nhà làm giáo dục tiểu học ở TP.HCM. Buổi trực tuyến diễn ra vào 14h chiều Thứ Sáu, 22/4.


Ban Giáo dục