Cùng với những việc này là quyết định dạy môn lịch sử bắt buộc tại tất cả các trường học. Đây là những động thái mới nhất của phía Hàn Quốc đáp lại việc Nhật Bản thông qua và xuất bản SGK lịch sử mới hồi tháng trước, trong đó khẳng định chủ quyền đối với đảo Takeshima(theo cách gọi của Hàn Quốc là đảo Dokdo).
TIN BÀI KHÁC
Yêu nước theo cách của á quân Olympia
Học yêu nước... kiểu Đức
Học cách nói thật để yêu Tổ quốc mình
Học yêu nước... kiểu Đức
Học cách nói thật để yêu Tổ quốc mình
|
Học sinh Nhật Bản. Nguồn ảnh: Flickr.com |
“Trong các cuốn SGK mới, Nhật Bản lại khẳng định chủ quyền hòn đảo Dokdo và bóp méo thực tế lịch sử mà không mếm xỉa gì đến Hàn Quốc. Bây giờ là thời khắc rất quan trọng để người Hàn có một ý thức mạnh mẽ hơn về lịch sử”- Bộ trưởng Lee Joo-ho phát biểu trong một cuộc họp báo.
Hiện tại, toàn bộ các trường học dạy lịch sử Hàn Quốc, nhưng đối với học sinh trung học phổ thông thì lịch sử Hàn Quốc là môn lựa chọn, chỉ khi có 10% học sinh chọn môn này.
“Kế hoạch phổ cập môn lịch sử sẽ mở đường cho giới trẻ tăng nhận thức về lịch sử. Bộ sẽ thay đổi các tiết lịch sử sao cho hấp dẫn hơn bằng những hoạt động khác nhau như những chuyến ngoại khóa”- Bộ trưởng Lee cho biết.
Bộ Giáo dục Hàn Quốc có kế hoạch đưa lịch sử trở thành một môn thi công chức và yêu cầu giáo viên phải qua kì thi lịch sử bất chấp môn dạy của họ là gì kể từ năm 2013. |
Tuy nhiên, Bộ quyết định chưa đưa lịch sử Hàn Quốc vào trong kì thi tuyển sinh đại học cạnh tranh cao ở nước này. “Quyết định nhằm giảm sức ép học hành cho HS trước kỳ thi tuyến sinh đại học khi hạn chế số môn thi.
Tầm quan trọng của lịch sử sẽ được dạy qua các trải nghiệm thú vị thay vì thi cử căng thẳng - Bộ trưởng giải thích.
Giáo dục lịch sử Hàn Quốc lâu nay tập trung vào lịch sử đương đại, theo Lee-Tea-Jin, chủ tịch Viện Lịch sử quốc gia Hàn Quốc.
Trong vài thập kỉ qua, do sự phát triển kinh tế nhanh của Hàn Quốc, giáo dục lịch sử đã bị phủ bóng bởi các giá trị kinh tế. |
Những người chỉ trích trong nước nói rằng Hàn Quốc chỉ lên tiếng về chủ quyền hòn đảo tranh chấp một cách yếu ớt so với giáo dục lịch sử tại các quốc gia láng giềng như Nhật Bản và Trung Quốc.
Có thể nối rằng, những cuốn sách giáo khoa đã trở thành “vũ khí” trong tranh chấp lãnh thổ giữa 2 quốc gia Nhật – Hàn.
Quyết định dạy lịch sư bắt buộc tại tất cả các trường học Hàn Quốc là động thái mới nhất của phía Hàn Quốc đáp lại việc Nhật Bản thông qua và xuất bản SGK lịch sứ mới hồi tháng trước, trong đó khẳng định chủ quyền đối với đảo Takeshima (theo cách gọi của Hàn Quốc là đảo Dokdo).
Những tranh cãi về chủ quyền liên quan đến SGK lịch sử là chuyện xảy ra thường xuyên làm sứt mẻ quan hệ láng giềng Nhật – Hàn.
Lần tranh cãi chủ quyền này xảy ra trong bối cảnh Nhật Bản vừa trải qua trận động đất gây thiện hại rất lớn nhưng lại muốn chứng tỏ lập trường chủ quyền của mình không hề suy suyển trong cả điều kiện thiên tai lớn.
Tuy nhiên, đây có thể coi là “nước cờ” thiếu khôn ngoan khi mà Hàn Quốc có điều kiện ‘đáp trả’ với những tuyên bố chủ quyền không chỉ là lời nói. Ngay sau khi Nhật Bản đưa nội dung chủ quyền Takeshima vào SGK, Hàn Quốc một mặt lên tiếng chỉ trích ngoại giao, một mặt triển khai nâng cấp sân bay trực thăng trên khu vực đảo tranh chấp nhằm khẳng định chủ quyền tại quần đảo này.
Thậm chí, Hàn Quốc có kế hoạch triển khai các tàu khu vực mang tên lửa điều khiển hiện đại đến khu vực quần đảo tranh chấp với Nhật Bản.
Theo kế hoạch, hải quân Hàn Quốc sẽ nhận được lô 6 chiếc sản xuất loạt đầu tiên của tàu khu trục lớp FFX vào năm 2015. Tàu khu trục mới này được thiết kế với tải trọng là 3.200 tấn. Ngoài ra còn 14 chiếc nữa sẽ được nhận vào trang bị cho đến năm 2018.
Theo kế hoạch các tàu khu trục FFX sẽ được triển khai đến đồn trú tại đảo Ulleung, cách 87 km về phía tây của quần đảo Dokdo. Hiện tại, cảng của hòn đảo này đã được mở rộng để có khả năng tiếp nhận các tàu có tải trọng đến 5.000 tấn.
Quần đảo tranh chấp có diện tích chưa đầy
19ha, song lại nằm ở giữa những vùng đánh bắt cá và được cho là nằm
trên những mỏ khí gas vô cùng giá trị. Nhật Bản từng giành quyền kiểm
soát nơi này vào năm 1905 sau cuộc chiến với Nga và thời kỳ chiếm đóng
bán đảo Triều Tiên trong giai đoạn 1910- 1945. Trong khi đó, Hàn Quốc
thì khẳng định các đảo này là một phần lãnh thổ Hàn Quốc từ thế kỷ thứ
6. |