Ở cái tuổi mà hầu hết chúng ta chỉ biết nghịch đồ ăn và khám phá ngón chân thì những thần đồng nhỏ tuổi này đã học được những ngôn ngữ phức tạp hay nghiên cứu về những lĩnh vực mà chúng ta chưa hề nghe đến.

Wolf Amadeus Mozart – nhà soạn nhạc 6 tuổi

{keywords}

Năm 3 tuổi, Mozart đã chơi được harpsichord. Đến năm lên 6, ông viết bản nhạc đầu tiên. Tiếp sau đó là bản giao hưởng đầu tiên năm 8 tuổi và bản opera đầu tiên năm 12 tuổi.

Tài năng âm nhạc của nhà soạn nhạc huyền thoại này được phát hiện từ nhỏ.

Năm 5 tuổi, Mozart đã biểu diễn piano ở ĐH Salzburg và ở cung điện Vienna năm 6 tuổi. Năm 14 tuổi, ông được gửi tới Italy để trở thành nhà soạn nhạc opera. Dù mất sớm – năm 35 tuổi nhưng ông để lại hơn 600 tác phẩm.

William Rowan Hamilton – thông thạo nhiều ngoại ngữ năm 5 tuổi

{keywords}

Sinh ra ở Dublin, Ireland năm 1805, William Rowan Hamilton thể hiện trí thông minh từ rất sớm. Năm 5 tuổi, ông đã thành thạo tiếng Latin, Hy Lạp và Do Thái.

Năm 13 tuổi, nhà toán học tương lai biết 13 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có Sanscrit, Ba Tư, Ý, Ả Rập, Syria và Ấn Độ.

Năm 15 tuổi, Hamilton phát hiện ra lỗi sai trong khi nghiên cứu các công trình của nhà toán học Pháp Pierre-Simon Laplace.

Ông được bổ nhiệm là giáo sư thiên văn học và giám đốc Đài quan sát thiên văn Dunsink, đồng thời là nhà thiên văn học hoàng gia của Ireland trong khi vẫn đang là sinh viên đại học.

Nhà toán học vĩ đại nhất Ireland được phong tước hiệp sĩ vào năm 1835 và qua đời vào năm 1865.

Pablo Picasso – nghệ sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20

{keywords}

Sinh ra ở Tây Ban Nha vào năm 1881, Picasso bộc lộ năng khiếu từ nhỏ. Với sự trợ giúp của người cha cũng là họa sĩ, ông cho ra đời những bức vẽ phức tạp năm 15 tuổi. Bức sơn dầu lớn đầu tiên của ông có tên “The First Communion” từng được trưng bày ở Barcelona.

Năm sau, bức “Science and Charity” nhận được huy chương vàng ở Malaga và nhận được huy hiệu danh dự tại triển lãm mỹ thuật quốc gia ở Madrid.

Tuy nhiên, niềm đam mê của ông với nghệ thuật hiện đại đã gây ra những rạn nứt trong mối quan hệ với cha mẹ. Đến đầu thế kỷ 20, Picasso đồng sáng lập phong trào lập thể. Phong cách và kỹ thuật hội họa của ông thay đổi thường xuyên suốt cuộc đời mình. Nghệ sĩ tài năng này qua đời ở Pháp vào năm 1973.

William James Sidis – người đàn ông thông minh nhất

{keywords}

Năm 8 tuổi, Sidis đã thể hiện tài năng toán học của mình bằng cách phát triển một bảng logarit mới dựa trên con số 12. Một năm sau, ông giảng bài tại ĐH Harvard. Cậu bé thần đồng này thiết lập kỷ lục thế giới khi là người trẻ nhất theo học Harvard năm 11 tuổi và tốt nghiệp hạng ưu 5 năm sau.

Sidis được đánh giá là người thông minh nhất tính tới bây giờ. Chỉ số IQ của ông vào khoảng 250-300.

Sidis tự học chữ và không lâu sau ông thành thạo 8 ngoại ngữ. Ông trải qua thời thơ ấu đầy ấn tượng, nhưng khi trưởng thành, báo chí thời điểm đó cho rằng tài năng của ông đã bị hao mòn do những công việc lao động chân tay mà ông trải qua.

Shakuntala Devi – chiếc máy tính sống

{keywords}

Sinh năm 1939 ở Banglore, Ấn Độ, Devi bắt đầu làm quen với con số nhờ những mưu mẹo khi chơi bài cùng bố năm 3 tuổi.

Được mệnh danh là “máy tính sống”, Devi đã chứng minh khả năng toán học của mình ở ĐH Mysore và ĐH Annamalai từ khi còn nhỏ. Tài năng của bà được nhắc đến trong sách kỷ lục Guinness vài lần. Năm 2006, bà viết cuốn “Ở Xứ Sở Thần Tiên Của Những Con Số” – câu chuyện kể về một bé gái thích thú với những con số.

Robert James Fischer – kỳ thủ cờ vua xuất sắc nhất

{keywords}

Năm 14 tuổi, Fischer chiến thắng giải vô địch cờ vua thế giới – trở thành người trẻ nhất từng giành ngôi vị này. Cũng vào năm đó, anh thu hút sự chú ý của giới chơi cờ vua – môn thể thao được mệnh danh là “trò chơi của thế kỷ”.

Fischer cũng phá vỡ một kỷ lục khác một năm sau khi trở thành đại kiện tướng quốc tế trẻ nhất mọi thời đại lúc mới 15 tuổi.

Năm 1972, anh trở thành kỳ thủ được đánh giá cao nhất với hệ số Elo 2.785.

Năm 1992, anh đấu với một đối thủ cũ ở Yugoslavia và có hành động vi phạm luật. Fischer lẩn tránh các cơ quan chức năng trong suốt 12 năm sau cho tới khi ông bị bắt ở Nhật Bản vào năm 2004. Cuối cùng, ông cũng được thả vào năm 2005 và được cấp quyền công dân Iceland.

Trong suốt sự nghiệp, anh đã lập nhiều kỷ lục. Anh mất ở Iceland năm 2008.

Theodore Kaczynski – cử nhân Harvard thành kẻ đánh bom thư

{keywords}

Theodore Kaczynski đã từng được coi là thần đồng khi được ĐH Harvard nhận vào học năm 16 tuổi.

Sau đó, ông muốn lấy bằng tiến sĩ toán học ở ĐH Michigan – nơi mà luận văn của ông được đánh giá là quá phức tạp, đến mức các giáo sư tại thời điểm đó không thể hiểu nổi.

Năm 25 tuổi, Kaczynski trở thành giảng viên trẻ nhất ĐH California (Berkeley) nhưng ông nghỉ dạy 2 năm sau đó, chuyển tới sống cùng cha mẹ, cuối cùng là sống ẩn dật ở một cabin trong rừng.

Hoạt động đánh bom thư của ông kéo dài suốt 20 năm, giết chết 3 người và làm bị thương 23 người. Hiện ông đang thi hành án tù chung thân. Trước khi trở thành một kẻ đánh bom thư, chỉ số IQ của ông là 167 lúc đang học lớp 5.

Kim Ung-Yong – sinh viên vật lý dự thính năm 3 tuổi

{keywords}

Năm 3 tuổi, Kim Ung-Yong tham gia các bài giảng ở ĐH Hanyang (Hàn Quốc) với tư cách là sinh viên dự thính. Năm 8 tuổi, ông được NASA mời tới Mỹ học tập.

Sinh năm 1962, Kim Ung-Yong được đưa vào sách kỷ lục Guinness khi đạt chỉ số IQ 210.

Thần đồng này biết nói lúc 4 tháng tuổi và chỉ 2 năm sau, ông có thể đọc tiếng Nhật, Hàn, Đức và Anh.

Năm 16 tuổi, Kim rời NASA và quyết định học đại học ở Hàn Quốc. Ông nhận bằng tiến sĩ về kỹ thuật dân sự.

Ông trở thành trợ giảng ở ĐH Chungbuk từ năm 2007 và xuất bản gần 90 bài viết về thủy lực trên các tạp chí khoa học.

Xem tiếp phần 2

  • Nguyễn Thảo (Theo Business Insider)