- Sáng 26/,8 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, trường ĐH tham dự cuộc họp về giao quyền tự chủ đối với các trường ĐH công lập.
"Không nên quy định trần hoc phí"
Lãnh đạo một trường đại học đã thực hiện tự chủ hoàn toàn từ năm 2008 với trên 1.000 cán bộ giảng dạy, tạo ra tổng tài sản hơn 1.000 tỷ đồng trong 6 năm và sinh viên ra trường, ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) cho rằng không nên quy định trần học phí mà nên khuyến nghị mức thu phù hợp.
Lý do là việc bỏ trần học phí không có nghĩa các trường muốn thu học phí bao nhiêu cũng được mà còn phải tính toán đến các yếu tố thị trường, chất lượng đào tạo, nhu cầu người học.
Chưa kể trong mỗi trường có những ngành học phí rất cao nhưng cũng có những ngành học phí thấp hơn nhiều.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo cuộc họp về giao quyền tự chủ cho các trường đại học công lập. |
Giám đốc ĐHQG Hà Nội Phùng Xuân Nhạ bổ sung: “Một ĐH tốt không nên dựa vào học phí. Tài chính cho ĐH không chỉ có học phí, vì vậy, chúng ta cần quy định phải mở rộng danh mục các nguồn thu khác. Học phí cần thu theo chất lượng đào tạo và nhu cầu người học trên cơ sở chất lượng đào tạo của các trường phải được kiểm định độc lập, công khai”.
Nhiều ý kiến đề nghị nới rộng hơn cơ chế sử dụng nguồn thu hợp pháp của các trường để trả lương cho cán bộ giáo viên cũng như quyết định dự án đầu tư trường lớp.
Ngoài ra, thực tế các trường ĐH thực hiện tự chủ có rất ít quyền tự chủ chuyên môn (mở ngành nghề, chương trình đào tạo mới) cũng nhận được nhiều đóng góp theo hướng mở rộng hơn nữa.Sẽ mở rộng hơn 4
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng chủ trương tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường ĐH đã đạt được những kết quả nhất định song mức độ tự chủ còn khác nhau. Vì vậy, cần xem xét việc mở rộng các quyền tự chủ về tài chính, nhân sự, chuyên môn của từng trường ĐH theo mức độ tự chủ cụ thể.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo sửa đổi Nghị định 43/2006/NĐ-CP về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có cả giáo dục và y tế) theo hướng thông thoáng, mở rộng hơn, tháo gỡ được những vướng mắc của các trường ĐH hiện nay.
Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội (Ảnh: GDTD). |
Ông Đam đề nghị không chỉ giới hạn thực hiện thí điểm ở 4 trường ĐH trong đề án xin tự chủ của Bộ GDĐT gồm Trường ĐH Kinh tế quốc dân; Trường ĐH Kinh tế TPHCM; Trường ĐH Ngoại thương và Trường ĐH Hà Nội mà hoàn toàn có thể mở rộng ra đối với những trường đã có đủ điều kiện
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc thực hiện chủ trương giao quyền tự chủ cho các trường ĐH còn chậm, phải đẩy nhanh hơn, mạnh hơn việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường ĐH từ tự chủ về tài chính đến xây dựng bộ máy, nhiệm vụ đào tạo, chương trình, cấp bằng,…
Mục đích xã hội hóa giáo dục trong đó có giao tự chủ không chỉ vì ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, quan trọng hơn là giao tự chủ để tạo động lực, nền tảng, đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, tạo điều kiện cho các trường ĐH phát triển bền vững hơn.
Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành, các trường ĐH tại cuộc họp để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về thực hiện thí điểm rộng hơn, mạnh hơn nữa trong giao quyền tự chủ cho các trường ĐH để đưa ra thảo luận vào thông qua trong Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2014.
Thủ tướng nêu rõ yêu cầu, trong hoàn thiện dự thảo Nghị quyết cần hết sức quan tâm đến vấn đề về bộ máy nhân sự, tuyển sinh, phân cấp cấp đầu tư, mở chuyên ngành đào tạo, thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học,…
Ông Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam): Cạnh tranh để nâng cao chất lượng Việc ban hành Nghị quyết của Chính phủ về tự chủ đại học sẽ thực sự là một bước đột phá cho giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực vì tự chủ chính là đã làm đúng và tuân theo nguyên lý thị trường, thực hiện nguyên tắc cạnh tranh để nâng cao chất lượng. “Không nên suy diễn việc vận hành nguyên lý thị trường là thương mại hóa giáo dục. Nhiều khi chúng ta vì thiên kiến nên cứ rụt rè dù đúng” - Ông Trần Đình Thiên phát biểu. Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung: Chuyển hẳn sang mô hình quản trị doanh nghiệp Bộ Tài chính đang chủ trì sửa đổi Nghị định 43 về quy chế tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập, theo đó sẽ thay đổi cơ bản, tạo điều kiện cho các cơ sở công lập chuyển hẳn sang mô hình quản trị doanh nghiệp. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: Không vướng quan điểm Nghị quyết của Trung ương và kết luận của Bộ Chính trị đã cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường đại học được phép tham gia góp vốn, thực hiện cổ phần hóa và hoạt động như mô hình doanh nghiệp, do đó không có vướng mắc gì về mặt chủ trương, quan điểm. Hiền Anh |
- Văn Chung