- Đến thời điểm này giáo viên tiểu học tại TP.HCM đã nhận được sổ sách đánh giá học sinh tiểu học. Nhiều giáo viên “choáng” vì số lượng sổ phải nhận và nhận xét nhiều kênh chữ.
Sổ nhận xét có thông tin gì?
Trước hết, các giáo viên phải nhận Sổ theo dõi chất lượng giáo dục (thay thế số điểm) dành cho giáo viên chủ nhiệm và GV bộ môn. Sổ theo dõi này sử dụng cho 35 học sinh. Với sổ này GV phải ghi danh sách toàn bộ HS trong lớp như Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, khuyết tật, địa chỉ liên lạc…
Sổ đánh giá học sinh tiểu học giáo viên TP.HCM vừa nhận |
Tiếp đến mỗi học sinh sẽ đứng hai trang riêng. Ở hai trang riêng, giáo viên ghi lặp lại Họ và tên học sinh và các thông số ngày nghỉ, có phép, không phép.
Mỗi ô nhận xét một học sinh gồm 6 hàng/tháng giáo viên nhận xét từng em với các mục a môn học - hoạt động giáo dục (kiến thức và kỹ năng), mục b về năng lực, mục c là phẩm chất.
Các mục này đều lặp lại từ Tháng thứ nhất đến Tháng thứ mười. Sáu trang còn lại là hướng dẫn và tổng kết với các nội dung lặp lại ở các tháng.
Đối với giáo viên chủ nhiệm phải nhận thêm sổ chủ nhiệm. Tương tự, sổ chủ nhiệm phải các thông số cụ thể về học sinh như sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
Đặc biệt trong sổ chủ nhiệm có phần Hoa việc tốt, dành để ghi nhận những tấm gương học sinh làm việc tốt. Có ba loại màu hoa tương ứng với các đánh giá khác nhau.
Riêng Ở sổ liên lạc ngoài các phần giáo viên phải ghi thì phần B (Thông tin về nhà trường) gồm Thời khóa biểu trong ngày theo hướng dẫn học sinh phải tự ghi, đối với học sinh lớp 1 do giáo viên chủ nhiệm hoặc cha mẹ học sinh ghi hộ.
Mục này gồm hai trang, học sinh phải ghi Thời khóa biểu học kì I, học kì II. Mỗi học kì phân thành hai mục Buổi thứ nhất và buổi thứ hai (dành cho học sinh hai buổi). Trong mỗi buổi học sinh phải ghi chi tiết giờ đến trường; tiết 1… từ…giờ…đến… giờ, thông số này lặp lại với các tiết sau; và giờ về…
Với các giáo viên bộ môn mỗi giáo viên phải nhận sổ theo dõi chất lượng với số lượng hàng chục quyển tùy vào lượng học sinh và số lớp học.
“Giáo viên bộ môn tối thiểu 46 quyển, thật khủng khiếp”
Theo một giáo viên chủ nhiệm lớp 4/7 trường tiểu học ở quận 1, TP.HCM vì mỗi sổ chỉ tối đa “chứa” được 35 em học sinh. Trong khi hầu hết hiện nay, sĩ số các lớp đều giao động từ 45 - 50 học sinh/ lớp. Như vậy, mỗi lớp GV chủ nhiệm cần đến hai quyển sổ theo dõi và lượng quyển số liên lạc tương ứng với sĩ số học sinh, chưa kể phải nhận vài sổ chủ nhiệm.
Các giáo viên cho biết việc sổ sách toàn kênh chữ chiếm nhiều thời gian của giáo viên |
“Đối với giáo viên bộ môn, việc nhận bao nhiêu sổ theo dõi chất lượng tùy thuộc vào lượng học sinh đảm nhận, số lượng này thật kinh khủng” - cô T nói.
Theo quy định về mỗi tháng giáo viên phải dạy 23 tiết/tuần. Với các bộ môn như kỹ thuật, âm nhạc, thể dục, mỹ thuật, tin học, học sinh chỉ một tiết/tuần, thì phải... mỗi giáo viên dạy những môn này phải phụ trách 23 lớp/tháng.
“Với số lượng hạn chế 35 em/sổ, mỗi lớp giáo viên phải nhận liền hai quyển. Trung bình chúng tôi phải nhận 46 quyển theo dõi chất lượng giáo dục. Với sĩ số mỗi lớp từ 45, mỗi tháng giáo viên chúng tôi phải viết nhận xét cho 1.035 em chưa kể nhận xét thường ngày như nhận xét vào vở; bài kiểm tra thường xuyên” – một giáo viên bộ môn nhẩm tính.
Tuy nhiên, đối với các môn đặc thù như tiếng Anh, mỗi tuần trung bình mỗi lớp dạy từ 3-8 tiết/tuần/lớp nên số lượng sổ nhận ít hơn.
Thay vì có phần đánh điểm số như trước, với quy định mới đòi hỏi giáo viên phải nhận xét vào sổ sách. Chỉ vào sổ Theo dõi chất lượng giáo dục thường xuyên.
Cô Trần Thị Hà – Quận 1 cho biết “Tất cả sổ sách giáo viên phải ghi cụ thể vì toàn kênh chữ. Cách bày biện này chiếm rất nhiều thời gian, đặc biệt có nhiều mục lặp lại bắt buộc giáo viên sẽ phải ghi lại ít nhất hai lần cho một học sinh”
Trong khi đó, một giáo viên khác cho rằng, ‘không lẽ giáo viên chỉ nhận xét vào các mục nội dung về môn học - hoạt động giáo dục (kiến thức và kỹ năng) và về năng lực, phẩm chất tất cả tốt, chưa tố, chưa được. Nếu nhận xét sơ sài giáo viên không đành lòng, nhưng với sổ sách này nhiều giáo viên không khỏi lo lắng.
Cô Trần Lan A. giáo viên Mỹ thuật một trường tiểu học B “lúc nhận sổ, chúng tôi liên tưởng đến ngày trước các giáo viên thu vở học sinh về nhà chấm bài. Chỉ có điều nếu mang chấm điểm trả lại thì nay giáo viên phải giữ chồng sổ sách và làm việc thường xuyên.
Lê Huyền