- Tối 9/1, tại Tuần Châu (Quảng Ninh), GS Ngô Bảo Châu đã cuộc giao lưu, gặp gỡ giữa các học sinh đã từng tham dự và đạt thành tích cao trong kì thi Olympic toán quốc tế và đoàn học sinh giỏi tỉnh Quảng Ninh.

Mở đầu “bài giảng” với chủ đề “Phương pháp giải Toán, học Toán và nghiên cứu Toán”, GS Châu chia sẻ: “Câu hỏi nhiều người đã hỏi tôi từ lâu - Bí quyết học toán là gì?

Tôi nói Toán không có bí quyết, cứ chăm chỉ học hành là được. Nhưng thực ra cũng cần phải có phương pháp. Nhưng phát biểu một cách rành rọt phương pháp của mình thì không dễ chút nào”.

{keywords}

Để nói về điều này, GS Châu dựa vào khung chính của cuốn sách kinh điển: Giải bài toán như thế nào (How to solve it (G.Polya) – 1944).

GS Châu chia sẻ: “Cuốn sách này HS đọc thì thấy nó tẻ nhạt, không có gì làm mình ngạc nhiên vì toàn là những điều hiển nhiên. Nhưng giờ đọc lại thì thấy nó hay, mặc dù có một số điểm có thể đào sâu hơn”.

Tại buổi nói chuyện, GS Châu đã phác họa lại bốn giai đoạn của Polya trong việc học Toán đó là: Hiểu vấn đề; Lên kế hoạch giải quyết vấn đề;  Thực hiện kế hoạch; Nhìn lại.

Theo GS Châu, điều quan trọng trong việc làm Toán đó là phải tìm hiểu chính xác từng giai đoạn một ta phải làm việc gì. Chẳng hạn, thế nào là hiểu vấn đề? Không hẳn đọc đầu bài, tìm ra mệnh đề cần chứng minh…là hiểu vấn đề.  Polya đưa ra một quy tắc rất đơn giản để giải quyết câu chuyện thế nào là hiểu vấn đề. Đối với bàn toán cần tìm đáp số cần phải xác định tham số là gì, ẩn số là gì. Đối với bài toán chứng minh thì cần dựa vào các giả thuyết để đưa ra kết luận

“Nghe như vậy ta tưởng là nó vừa hiển nhiên, vừa không có chuyện gì mà nói. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu thì cái vấn đề không hiển nhiên như vậy” – GS Ngô Bảo Châu chia sẻ. Ông cũng cho rằng, sau khi hiểu vấn đề thì việc lên kế hoạch giải quyết nó như  là viết một kịch bản, thực hiện kế hoạch thì được ví von như là các diễn viên…

Ngoài việc trao đổi về cách học toán, GS Châu cũng kể những câu chuyện thực tế mà mình phải đối mặt trong quá trình nghiên cứu và cách để vượt qua nó như thế nào…

Kết thúc buổi giao lưu, TS Nguyễn Thị Lê Hương (Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp Toán) bày tỏ: “Đêm giao lưu hôm nay sẽ tiếp thêm niềm tin, lòng đam mê trong học tập, đặc biệt là tình yêu của các em với môn Toán. Học giỏi Toán, cho dù không phải tất cả các em sẽ trở thành những người làm toán, nghiên cứu Toán học nhưng học giỏi toán các em sẽ có được một nền tảng kiến thức, tư duy logic, khoa học và chắc chắn các em sẽ giỏi và thành công ở tất cả các em đã lựa chọn”.

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi giao lưu:

{keywords}

{keywords}{keywords}{keywords}{keywords}

 

Văn Chung