- Tôi vẫn nhớ mãi lần xem một bộ phim của Mỹ. Người bố vì có việc phải đi xa, trước khi đi đã dặn cậu con trai 10 tuổi ở nhà một câu như sau: “Giờ con là người đàn ông duy nhất trong gia đình, con phải là trụ cột cho mẹ và em. Con có hứa với bố là sẽ thay bố chăm sóc tốt họ không?”. Cả tôi và chồng đều bàng hoàng.
Câu đó, nếu được phát ra từ một ông bố, bà mẹ Việt thì hẳn phải là: "Con ở nhà phải ngoan, nghe lời mẹ biết chưa?”.
Một điều dễ dàng nhận thấy là phụ huynh Tây dạy con tự lập từ rất sớm. Các bé được học cách tự chăm sóc chính bản thân mình và đầy đủ các kỹ năng để tự làm mọi việc.
Phụ huynh Tây không bao giờ coi con họ là "trẻ ranh", chẳng biết gì, mà luôn lắng nghe con trẻ và tôn trọng chúng như người lớn.
Chị họ tôi kể rằng, một khi đã hứa gì với hai đứa nhà chị, bố mẹ đều phải cố gắng thực hiện để không mang tiếng “hứa lèo” với con, dẫn đến việc lâu dần chúng không tin những gì bố mẹ nói. Những hôm đã trót hứa mà không đưa con đi chơi được, bố mẹ đều phải “công khai xin lỗi” hai đứa. Tương tự, để cho công bằng, nếu con đã hứa gì với bố mẹ thì cũng phải thực hiện cho được.
Ở nhà, tôi rất hay “nhờ vả” con làm việc này việc kia, và con bé dường như rất vui khi được “sai vặt” như vậy. Ăn kẹo xong phải tự giác vứt giấy gói vào thùng rác, ăn cơm xong thì bê bát đũa bỏ vào chậu rửa chờ sẵn, nếu với không tới thì bắc ghế cho tới....
Đi siêu thị, mẹ cũng nhờ con “xách” hộ túi đồ và con cứ thế khệ nệ xách về nhà nhưng vẻ mặt rất "hãnh diện". Thay vì ôm hết mọi việc vào người và nghĩ trẻ con không biết làm gì, hai vợ chồng tôi rất “tranh thủ tạo công ăn việc làm” cho con, nhất là khi nấu bếp, dọn nhà.
Việc đó không chỉ giúp con tự lập mà còn tạo cho con ý thức trách nhiệm với gia đình và tạo không khí gắn bó hơn giữa các thành viên.
Tất nhiên, một yếu tố quan trọng giúp vợ chồng tôi dạy con kiểu Tây thành công là vì chúng tôi được... ở riêng. Rất nhiều bạn bè tôi, dù cũng cố gắng tham khảo tài liệu giáo dục nước ngoài, nhưng cuối cùng đều bó tay chịu trói vì phải ở chung với ông bà.
Thay đổi tư duy giáo dục và chăm sóc con trẻ của cả một thế hệ người đi trước thực sự là việc nan giải, và nếu không có sự quyết tâm, kiên trì thậm chí là phản kháng mãnh liệt của bố mẹ trước “ông bà”, nhiều em bé Việt sẽ tiếp tục lớn lên với thảm cảnh bị ép ăn, bị nuông chiều quá mức thành ra "cớm nắng", "em chã".
Hình minh hoạ. Nguồn ảnh: dinhduong |
Câu đó, nếu được phát ra từ một ông bố, bà mẹ Việt thì hẳn phải là: "Con ở nhà phải ngoan, nghe lời mẹ biết chưa?”.
Một điều dễ dàng nhận thấy là phụ huynh Tây dạy con tự lập từ rất sớm. Các bé được học cách tự chăm sóc chính bản thân mình và đầy đủ các kỹ năng để tự làm mọi việc.
Phụ huynh Tây không bao giờ coi con họ là "trẻ ranh", chẳng biết gì, mà luôn lắng nghe con trẻ và tôn trọng chúng như người lớn.
Chị họ tôi kể rằng, một khi đã hứa gì với hai đứa nhà chị, bố mẹ đều phải cố gắng thực hiện để không mang tiếng “hứa lèo” với con, dẫn đến việc lâu dần chúng không tin những gì bố mẹ nói. Những hôm đã trót hứa mà không đưa con đi chơi được, bố mẹ đều phải “công khai xin lỗi” hai đứa. Tương tự, để cho công bằng, nếu con đã hứa gì với bố mẹ thì cũng phải thực hiện cho được.
Ở nhà, tôi rất hay “nhờ vả” con làm việc này việc kia, và con bé dường như rất vui khi được “sai vặt” như vậy. Ăn kẹo xong phải tự giác vứt giấy gói vào thùng rác, ăn cơm xong thì bê bát đũa bỏ vào chậu rửa chờ sẵn, nếu với không tới thì bắc ghế cho tới....
Đi siêu thị, mẹ cũng nhờ con “xách” hộ túi đồ và con cứ thế khệ nệ xách về nhà nhưng vẻ mặt rất "hãnh diện". Thay vì ôm hết mọi việc vào người và nghĩ trẻ con không biết làm gì, hai vợ chồng tôi rất “tranh thủ tạo công ăn việc làm” cho con, nhất là khi nấu bếp, dọn nhà.
Việc đó không chỉ giúp con tự lập mà còn tạo cho con ý thức trách nhiệm với gia đình và tạo không khí gắn bó hơn giữa các thành viên.
Tất nhiên, một yếu tố quan trọng giúp vợ chồng tôi dạy con kiểu Tây thành công là vì chúng tôi được... ở riêng. Rất nhiều bạn bè tôi, dù cũng cố gắng tham khảo tài liệu giáo dục nước ngoài, nhưng cuối cùng đều bó tay chịu trói vì phải ở chung với ông bà.
Thay đổi tư duy giáo dục và chăm sóc con trẻ của cả một thế hệ người đi trước thực sự là việc nan giải, và nếu không có sự quyết tâm, kiên trì thậm chí là phản kháng mãnh liệt của bố mẹ trước “ông bà”, nhiều em bé Việt sẽ tiếp tục lớn lên với thảm cảnh bị ép ăn, bị nuông chiều quá mức thành ra "cớm nắng", "em chã".
- Trọng Cầm
Cảm ơn các "mẹ" Bảo Oanh, Thu Thủy, Trọng Cầm chia sẻ câu chuyện, kinh nghiệm nuôi dạy con với bạn đọc VietNamNet. Mời các mẹ Việt khác cùng chia sẻ những kinh nghiệm hay trong việc dạy bảo con với báo, theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn |